Top 5 bộ lọc nước đơn giản nhất bạn có thể tự làm tại nhà!
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng liệu nước của bạn có ở trong tình trạng không thể uống được?
Gia đình bạn có thể bị nhiễm bệnh từ chính nguồn nước của mình không?
Và còn rất nhiều câu bạn có thể tự hỏi về nguồn nước gia đình mình. Tuy nhiên chỉ cần bạn trả lời “Có” cho những câu hỏi trên thì điều bạn cần ngay lúc này là hãy sắm cho gia đình mình một bộ lọc nước.
Nhưng khoan vội, bạn hãy tham khảo một trong các cách dưới đây để có thể tự mình làm ra một bộ lọc nước gia đình với một chi phí vô cùng nhỏ nhưng chất lượng lại không kém gì so với một bộ lọc được bán trên thị trường.
Tại sao bạn nên tự làm một bộ lọc nước
• Trước tiên là về chi phí, để tự làm ra một bộ lọc nước tại nhà bạn sẽ không mất nhiều tiền như khi bạn mua về từ các cửa hàng bán sản phẩm lọc nước.
• Các nguyên vật liệu bạn có thể tận dụng được trong chính gia đình mình
• Bạn có thể tự thiết kế bộ lọc nước sao cho vẫn đúng kỹ thuật mà vẫn đảm bảo các yêu cầu cũng như điều kiện sẵn có của mình
• Một khi bạn thích thì bạn có thể tự nâng cấp hệ thống lọc của mình bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để tự chế một bộ lọc nước tại nhà?
Không phải ai cũng có thể hiểu được những điều cơ bản của việc lọc nước để uống. Bởi vậy điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu cách thức một cách kỹ càng để có thể áp dụng, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp.
Để có thể giúp bạn, chúng tôi đưa ra 5 phương pháp dưới đây, việc lựa chọn phương pháp nào là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và tài chính của bạn.
1. Bộ lọc sinh học:
Những thứ bạn cần: Sỏi, cát, than họat tính, bình chứa chia thành 3 ngăn, phụ kiện ống nhựa, cưa lỗ.
Bộ lọc sinh học là một dạng bộ lọc tự chế, bao gồm ba lớp riêng biệt của sỏi, cát, than hoạt tính. Đây là một phương pháp giản thể nhất có tác dụng lọc các tạp chất trong nước từ lớn đến bé.
Cách làm:
1. Lật thùng chứa nước lộn ngược.
2. Cắt một lỗ ở đáy thùng (khi này đã hướng lên trên). Đây là nơi bạn sẽ đổ vật liệu và nước của bạn để lọc.
3. Trước tiên bạn đổ than hoạt tính xuống dưới cùng. Than hoạt tính có thể loại bỏ các tạp chất nhỏ, các mầm bệnh nguy hiểm và các hóa chất lâu ngày trong nước.
4. Lớp thứ hai chứa cát. Cát có thể lọc ra các hạt lớn hơn một chút.
5. Lớp trên cùng bạn đổ một lớp sỏi. Lớp sỏi này hoạt động giống như một bộ lọc lọc các tạp chất như lá rơi, bụi bẩn, các sinh vật nhỏ bé thậm chí là động vật nhỏ hay côn trùng.
Trên thực tế, bạn có thể tùy cơ ứng biến và trong trường hợp có những vật liệu lọc khác có thể thay thế thì bạn không nhất thiết phụ thuộc vào cát, sỏi hay than hoạt tính.
CHÚ Ý: Bạn nên nhớ khi cắt lỗ thì nên cắt đủ lớn để có thể dễ dàng đổ vật liệu và nước vào bên trong. Sau đó bạn treo bình lên trên cao và công đoạn cuối cùng là thu thập nước đã qua lọc.
2. Bộ lọc nước cất
Nếu bạn đang có con nhỏ, tốt nhất là bạn nên một một chút về bộ lọc nước cất. Bạn sẽ không bao giờ có thể chắc chắn về những gì bạn mang lại cho con mình khi sử dụng nguồn nước không được đảm bảo, bởi vậy giải pháp tốt nhất chính là loại bỏ mọi tạp chất của nước, chỉ giữ lại Hydro và Oxy. Bạn có thể tham khảo tại hình ảnh bên trên để tự tìm cho mình cách làm phù hợp nhất với dụng cụ và khả năng của bạn.
3. Bộ lọc than củi
Những thứ bạn cần: Than củi, cát, chai nhựa 2 lít, một số mảnh vải.
Về cơ bản, bộ lọc này có dạng như bộ lọc sinh học, chỉ thiếu sỏi. Và thay vì sử dụng than hoạt tính thì bạn lại sử dụng than củi. Đây là một lựa chọn hoàn hảo khi bạn phải ở bên ngoài và không có khả năng làm hoàn thiện một bộ lọc sinh học.
Giống như bộ lọc sinh học, bạn đặt một lớp cát trên một lớp than. Sau đó bạn đổ nước qua để lọc. Và than làm nhiệm vụ chính trong bộ lọc này.
Tuy nhiên không giống như bộ lọc sinh học, bạn có thể uống nước trực tiếp thì với bộ lọc than củi này, chính việc sử dụng than củi khiến cho nước sau lọc vẫn có màu đen hơi lờ mờ và không thể mang đi sử dụng ngay. Muốn uống được, bạn phải mang nước lên đun sôi.
4. Đun sôi nước
Có một cách vô cùng đơn giản để nước của bạn đủ an toàn để uống đó là đun sôi nước. Không cần biết nguồn nhiệt lượng của bạn là gì và số lượng nước bạn đun là bao nhiêu, chỉ cần bạn đảm bảo rằng nước bạn đun phải sôi trong ít nhất 3 phút.
5. Khử trùng bằng năng lượng mặt trời (SODIS)
Những thứ bạn cần: Dụng cụ chứa nước như chai nhựa, bình nhựa…
Nếu như bạn không thể làm được một bộ lọc như bốn cách chúng tôi đã đề cập ở trên thì đây chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn bởi đây có thể gọi là một phương pháp tự lọc.
Đúng như tên gọi của phương pháp này, việc duy nhất bạn phải làm là mang nước ra một địa điểm có ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để các tia mặt trời diệt sạch vi khuẩn trong nước. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là tùy thuộc vào nguồn nước cấp, thời gian lọc nước có thể mất khá nhiều thời gian. Mặt khác bạn không thể chủ động xử lý nguồn nước bởi phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.
Cách làm:
1. Hãy để nước mà bạn cần xử lý trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
2. Hãy chắc chắn rằng nước được phủ bởi một lớp mỏng để các tạp chất không thể làm xâm nhập vào.
3. Để nước ra ngoài trong hai giờ
CHÚ Ý: Nếu nguồn nước của bạn quá đục thì bạn nên để nước dưới ánh nắng mặt trời trong vòng ít nhất hai ngày. Và nước được khử trùng bằng phương pháp này có thể không hoàn toàn trong sạch. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên đun sôi nước trước khi uống.
(Nguồn: Tham khảo-Dịch)