Nguồn nước ô nhiễm, tác nhân ảnh hưởng đến tương lai con trẻ

Theo ước tính của UNICEF, ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Đáng báo động hơn, hàng ngày, tại các “làng ung thư”, hàng chục ngàn trẻ em đang phải “sống chung” với nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tương lai trẻ.

​40% bệnh do ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở trẻ em.

Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á, cho thấy: chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng nhiễm asen và flo trong nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do chưa biết cách bảo vệ bản thân, chưa được trang bị kiến thức sử dụng nước sạch, hễ miễn dịch yếu. Không chỉ gây ra bệnh tật, uống nước không an toàn còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết ở trẻ em.

Dù chiếm 10% dân số thế giới nhưng trẻ em lại chiếm đến 40% các ca bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước như: tiêu chảy, mất nước, bệnh hen suyễn, dị ứng và nhiễm độc chì. Trong khi đó, 1 nghiên cứu về tác động môi trường đối với sức khỏe trẻ em do WHO và Liên Hiệp Quốc tiến hành năm 2010 đã chỉ ra rằng, tiêu chảy dẫn đầu nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Và có đến 88% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em trên toàn thế giới là do nguồn nước không an toàn. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1800 trường hợp tử vong có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.

Những đứa trẻ kém may mắn, sinh ra đã phải đối mặt với những hiểm họa về sức khỏe - Ảnh: InternetMặt khác, ở Việt Nam, thiếu nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu sử dụng nước “bẩn” nhưng không phải do nhiễm khuẩn, vi sinh mà bị nhiễm độc tố kim loại nặng, thuốc sâu… thì hậu quả để lại sẽ nặng nề hơn nhiều.

Tương lai “mờ mịt” của những đứa trẻ sống trong các ngôi làng có nguồn nước ô nhiễm nhất

Không có điều kiện tiếp cận và sử dụng nước sạch, hơn ai hết, trẻ phải gánh nhiều hậu quả cũng như chịu nhiều thiệt thòi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ngáng trở tương lai trẻ. Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Trẻ lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.

Ở nước ta, nhiều trường hợp trẻ trở thành “nạn nhân” của nguồn nước ô nhiễm đã khiến dư luận rúng động. Gần đây là trường hợp trẻ nhiễm chì ở làng Đông Mai – Hưng Yên. Kết quả lấy mẫu xét nghiệm nồng độ chì trong máu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (SKNN&MT) cho 618 người tại làng nghề tái chế chì này cho thấy có 207 trẻ (khoảng 65,%) bị ngộ độc chì. Không chỉ mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, nhiều trẻ còn phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của ngộ độc chì như viêm não với các di chứng: ngớ ngẩn, thọt chân, mù mắt, bại liệt... Đông Mai cũng được xếp vào danh sách 37 “làng ung thư” trên cả nước.

Riêng tại các làng ung thư khác, đặc biệt là 10 làng được Bộ TNMT xếp vào danh sách có nguồn nước ô nhiễm nặng nề nhất, trẻ vẫn phải hằng ngày đối mặt với nguy cơ bệnh tật, thậm chí mất mát người thân do nguồn nước ô nhiễm gây ra.

Kết quả phân tích của Bộ TNMT cho thấy, mẫu nước lấy tại các làng này đều có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Nghiêm trọng hơn, nhiều mẫu nước thu thập có chứa nhôm, cadimi, benzen, bentazone, phenol, asen, mangan, sắt… cao. Không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh: tả, lỵ, thương hàn, giun sán, viêm da, ghẻ lở…, nguồn nước ô nhiễm tại các làng này còn là tác nhân gây ung thư.

Thực tế các trường hợp mắc ung thư tại các làng đã chứng minh điều đó. Rất nhiều trẻ em tại những làng này có ông, bà, bố mẹ mắc ung thư, trẻ phải đối mặt với cuộc sống khó khăn và tương lai mù mịt. Và cũng không ai dám chắc, căn bệnh quái ác này sẽ tránh xa chúng.

Điều đáng nói là, không chỉ tại nhà, trẻ không được sử dụng nước đảm bảo mà ngay cả khi đến trường, trẻ cũng phải chịu cảnh ăn, uống những nguồn nước chưa đảm bảo. Tại hầu hết các điểm trường mầm non ở đây, người ta cũng sử dụng nước giếng khoan lọc thô để nấu ăn cho trẻ. Riêng nước uống thì trẻ vẫn phải uống nước đóng bình nhưng chưa qua kiểm nghiệm.

Mòn mỏi chờ nước sạch là thực trạng xót xa tại 10 làng ung thư. Ở đó, có hàng ngàn đứa trẻ phải đối mặt với “nguy hiểm” mà chúng không hề hay biết. Thiết nghĩ, hơn lúc nào hết, người dân làng ung thư đang rất cần sự giúp đỡ của toàn xã hội để họ có cơ hội dùng nước sạch, để những đứa trẻ có thể nhìn thấy tương lai…

Để giúp hàng chục ngàn học sinh và người dân ở 10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất cả nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng nước sạch, Viện SKNN&MT và công ty CP Karofi Việt Nam triển khai chương trình Tận Tâm Vì Tương Lai Việt. Mục đích của chương trình là mang 75 triệu lít nước tinh khiết, tương đương 300 máy lọc đến các điểm có nguồn nước ô nhiễm nặng trên cả nước. Vừa qua, chương trình đã tặng 50 chiếc máy lọc nước Karofi đến các hộ nghèo “làng ung thư” Cờ Đỏ và 3 điểm trường trong địa bàn xã Diễn Hải – Nghệ An để giúp người dân, đặc biệt là các em học sinh được sử dụng nước sạch đảm bảo. Tính đến thời điểm này, chương trình đã hoàn thiện việc trao tặng và lắp đặt 250 chiếc máy lọc nước Karofi cung cấp nguồn nước an toàn cho gần 10.000 học sinh và khoảng 1000 người dân ở các làng ô nhiễm nặng trên toàn quốc. Máy lọc nước được trao tặng đã được kiểm nghiệm và đánh giá tại Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao-Viện SKNN&MT, để đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).

(Theo: http://vea.gov.vn)

Tin tức sự kiện

Loại nước bạn đang uống là loại nước gì? Bạn có một bộ lọc nước tại nhà hay không? Hay bạn lấy nước uống trực tiếp từ vòi?

Là một trong những quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới, nhưng lại không được thiên nhiên ban tặng nguồn nước ngọt tự nhiên như các nước láng giềng

Cộng đồng quốc tế cần tăng cường đầu tư về tài chính cũng như thúc đẩy mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận với nguồn nước sạch

Bạn đã từng suy nghĩ về những cuộc khủng hoảng về nước ở Châu Phi?

Thiết bị này là sáng chế của các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học California, Berkeley, Mỹ

Công nghệ lọc nước bằng năng lượng Mặt trời này có thể giải quyết được vấn đề thiếu nước sạch cho gần 1 tỉ con người trên Trái đất

Dưới đây là danh sách 21 thành phố trên thế giới có mức độ ô nhiễm nguồn nước đáng báo động nhất - Mời các bạn tham khảo!

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng liệu nước của bạn có ở trong tình trạng không thể uống được?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân ở vùng hạn hán, mặn xâm nhập xử lý nước sạch tại nhà bằng cách dùng phèn chua hoặc khử trùng bằng Cloramin B.

Hàng tỷ người đã tiếp cận được nước uống sạch và an toàn từ năm 1990, nhưng dữ liệu cho thấy vẫn còn những bất bình đẳng rất lớn liên quan đến nước uống.

Thiết bị SunToWater sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra nước sạch có thể uống được từ không khí.

Lấy nước từ một dòng suối gần đó nghe có vẻ đơn giản, nhưng nguy cơ nhiễm bẩn từ phân động vật, vi khuẩn và các chất ô nhiễm khác là rất cao và đòi hỏi phải sử dụng một số hệ thống lọc nhất định

Nhà máy Jebel Ali có khả năng chuyển đổi nước biển thành nước sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân thành phố Dubai.

Có tới ¾ bề mặt trái đất là nước. Tuy nhiên, thật khó có thể tin được rằng với số lượng nước nhiều như vậy mà con người vẫn sống trong tình trạng khan hiếm nước.

Nước được coi là ngọn nguồn của cuộc sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho dù nước là vật chất không thể thiếu trong cuộc sống nhưng không vì thế mà nước không mang lại những mối nguy nào cho con người.

Tình trạng thiếu nước sạch hiện nay không còn là vấn đề của một hay một vài quốc gia riêng lẻ mà đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu khắp các châu lục.

Bạn có biết rằng cơ thể của con người có trung bình từ 55 đến 60 % là nước?

Các nhà nghiên cứu đã đạt được một bước ngoặt lớn trong cuộc tìm kiếm phương pháp khử muối hiệu quả...

Có thể bạn đã từng nghe nói nhiều về nước bị ô nhiễm và nhiễm bẩn, nhưng bạn đã từng biết rằng nước bị nhiễm bẩn có thể đến từ rất nhiều nơi mà bạn sẽ khó có thể hình dung ra?

Các hệ thống lọc nước phổ biến hiện nay thường sử dụng than hoạt tính và silicon, các vật liệu này chỉ dùng được một lần sau đó bị bỏ đi

Các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa tìm ra cách tạo ra nước ngọt từ nguồn nước biển dồi dào bằng năng lượng Mặt trời.

Theo ước tính của UNICEF, ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch.

Trong một bản đồ họa được phát hành bởi Pj Dore Co.&ltd, 360000 người đã chết mỗi năm bởi các bệnh liên quan tới nước

Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như các hệ thống trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những cách uống nước sau đây lại gây hại đến sức khỏe.

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Hồi chuông cảnh báo về tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa một lần nữa gióng lên khi nghiên cứu mới đây cho thấy phần lớn nguồn nước trên thế giới đều chứa các sợi nhựa.

Con người đã có những hiểu biết rất sớm về quá trình chưng cất nước vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên.