Những công nghệ mới trong lĩnh vực lọc nước

Tình trạng thiếu nước sạch hiện nay không còn là vấn đề của một hay một vài quốc gia riêng lẻ mà đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu khắp các châu lục.

Một trong các giải pháp được hướng tới để cải thiện tình trạng này là áp dụng các công nghệ kỹ thuật để quản lý và tiết kiệm nguồn nước.

Công nghệ lọc nước nano

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 1,6 triệu người chết vì bệnh tiêu chảy do thiếu nước sạch và thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản. Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã đề xuất giải quyết vấn đề dai dẳng trên bằng một hệ thống làm sạch nước ứng dụng công nghệ nano. Công nghệ này sử dụng các phân tử nano hỗn hợp để loại bỏ vi sinh vật, vi khuẩn và các tạp chất khác ra khỏi nước.

(Công nghệ lọc nước nano. (Ảnh: Thalappil Pradeep/IIT Madras)

GS. Thalappil Pradeep thuộc Viện Công nghệ Madras (Ấn Độ) cho hay: “Công nghệ của chúng tôi có thể cứu sống nhiều người. Chỉ cần chi trả 2,5 USD, gia đình bạn sẽ được sử dụng nước sạch không chứa vi khuẩn suốt cả năm”. Điều này cho thấy công nghệ lọc nước Karofi giá thành thấp cuối cùng đã trở thành hiện thực và hoàn toàn có thể áp dụng dưới hình thức thương mại.

Công nghệ màng hóa học

Màng lọc làm sạch nước là một phần thiết yếu trong quy trình xử lý nước hiện đại. Trên bề mặt màng có vô số lỗ siêu nhỏ rộng từ 10 – 20 nanômét, nhỏ hơn 3.000 lần so với tóc người.

Mặc dù công nghệ màng hóa học đã xuất hiện nhiều năm nhưng nó vẫn tiếp tục là đề tài nghiên cứu và phát triển. Công nghệ này đang ngày càng trở nên quan trọng nhờ tính toàn diện, độ bền và giá cả đang ngày càng được cải thiện.

Theo TS. Yannick Fovet, Giám đốc bộ phận phát triển toàn cầu về nước của Tập đoàn hóa chất BASF, thì “hóa học rõ ràng đang góp phần không nhỏ vào các giải pháp xử lý nước tiên tiến, ví dụ như giải pháp biến nước mặn thành nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người”.

Nhờ những đột phá mới mà trong vòng 5 năm qua, chi phí khử muối cho 1m3 nước mặn đã giảm từ 1 USD xuống 0,8 USD, rồi tiếp tục xuống còn 0,5 USD. Bên cạnh đó, công nghệ màng gốm mới cũng giúp giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất cũng như giá thành sử dụng.

Công nghệ khử muối trong nước biển

Tuy hé lộ nhiều triển vọng trong tương lai, công nghệ khử muối nước biển vẫn vô cùng tốn kém, thêm nữa lại tiêu tốn nhiều năng lượng – lên tới 4kWh/1m3 nước – do sử dụng phương pháp thẩm thấu ngược.

(Công nghệ khử muối trong nước biển. Ảnh: Peter Macdiarmid/Getty Images)

Tại Singapo, các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp phỏng sinh học, nghĩa là mô phỏng quá trình sinh học của giống cây đước và nhóm cá rộng muối vốn sống được ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn, để xem chúng làm cách nào lọc nước biển mà ít tốn năng lượng nhất.

Một hướng tiếp cận khác là sử dụng màng mô phỏng sinh học được tăng cường aquaporin – kênh protein đặc biệt gắn trong các tế bào màng đóng vai trò đưa nước chuyển động qua lại tế bào một cách chọn lọc và ngăn không cho muối đi qua.

Nếu khoa học có thể tìm ra cách mô phỏng hiệu quả những quá trình sinh học này, ông Harry Seah – GĐ công nghệ của PUB, cơ quan quản lý nước Singapo máy lọc nước biển – tin rằng công nghệ khử muối trong nước biển tiêu tốn ngày càng ít chi phí và năng lượng sẽ sớm xuất hiện.

Công nghệ quản lý thông minh

Ước tính mỗi ngày chỉ riêng các quốc gia đang phát triển đã có đến 45 triệu mét khối nước bị thất thoát qua mạng lưới cấp nước. Rò rỉ nước không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn làm tăng áp lực và tăng nguy cơ ô nhiễm lên nguồn nước vốn đang ngày một khan hiếm.

Nói về thực trạng này Dale Hartley, Giám đốc phát triển kinh doanh của SebaKMT, cho biết: “Việc đầu tư hàng tỷ USD vào xây các bể chứa nước bổ sung, các nhà máy xử lý nước và các trạm bơm sẽ chẳng còn ý nghĩa gì với doanh nghiệp khi mà có tới 60% lượng nước sản xuất bị thất thoát”.

May mắn là công nghệ quản lý mới có thể giúp các doanh nghiệp cấp nước giảm tối đa sự thất thoát từ các mạng lưới cấp nước lớn. Đặc biệt, những công cụ điện tử như cảm biến áp suất, cảm biến âm thanh… được kết nối đồng bộ không dây với hệ thống kiểm soát tập trung điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp này phát hiện và xác định được vị trí rò rỉ nhanh hơn nhiều so với trước đây.

(Mô hình sử dụng các cảm biến thông minh để quản lý hệ thống cấp nước của SebaKMT, Ảnh: SebaKMT)

Công nghệ tưới tiêu thông minh

Khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới được sử dụng trong nông nghiệp. Vì thế, áp dụng phương thức quản lý nước hiệu quả hơn thông qua lắp đặt hệ thống tưới tiêu chính xác, đồng thời tận dụng kỹ thuật điện toán và mô hình hóa là việc làm hết sức cần thiết và thực tế, hướng tiếp cận này đã bắt đầu mang lại lợi ích cho nông dân ở các nước phát triển.

Tuy nhiên, tiến bộ chỉ thực sự có được khi người ta biết kết hợp việc ứng dụng công nghệ đo đạc và phân tích mới với sự thay đổi tư duy đo đạc và dự báo trong thời buổi tài nguyên nước đang ngày một khan hiếm như hiện nay.

Công nghệ xử lý nước thải

Ngày nay, không ít đô thị trên thế giới, kể cả ở các nước phát triển, chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đa phần nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông và cửa sông, hoặc được dùng làm nước tưới trong nông nghiệp.

(Hệ thống xử lý nước thải HYBACS đang ngày càng chứng tỏ sự ưu việt. Ảnh: Bluewater Bio)

Các công nghệ mới mặc dù mở ra triển vọng biến nước thải thành năng lượng và nước uống, song trước khi điều đó xảy ra thì ngoài việc tiếp tục nâng cấp và mở rộng các cơ sở hiện đang tồn tại, Tiến sỹ David Lloyd Owen, cố vấn Bluewater Bio, cho rằng cần phải thu gọn hơn nữa các hệ thống xử lý nước thải để có thể xây các nhà máy mới ở khu vực thành thị vốn đông đúc, chật hẹp. Các cơ sở tái chế lưu động Khi công nghệ khai thác khí đá phiến bằng phương pháp phân rã thủy lực (hydraulic fracturing) phát triển, nhu cầu về các cơ sở xử lý nước có tính lưu động cao ngày một gia tăng. Theo đó, các dòng đầu tư đã được chuyển vào vào các hệ thống lọc thẩm thấu ngược có thể giúp các công ty xử lý một khối lượng nước để bơm xuống mặt đất và tách khí. Ông Peter Adriaens, giáo sư trường Đại học Michigan (Mỹ), tin rằng khi những công nghệ này phát triển và có khả năng xử lý một lượng lớn nước thải, loài người sẽ dần từ bỏ các hệ thống xử lý nước thải tập trung cồng kềnh và chuyển sang dùng những hệ thống có thể biến nước thải thành nước sinh hoạt với giá thành rẻ hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tin tức sự kiện

Cộng đồng quốc tế cần tăng cường đầu tư về tài chính cũng như thúc đẩy mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận với nguồn nước sạch

Bạn đã từng suy nghĩ về những cuộc khủng hoảng về nước ở Châu Phi?

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng liệu nước của bạn có ở trong tình trạng không thể uống được?

Công nghệ lọc nước bằng năng lượng Mặt trời này có thể giải quyết được vấn đề thiếu nước sạch cho gần 1 tỉ con người trên Trái đất

Dưới đây là danh sách 21 thành phố trên thế giới có mức độ ô nhiễm nguồn nước đáng báo động nhất - Mời các bạn tham khảo!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân ở vùng hạn hán, mặn xâm nhập xử lý nước sạch tại nhà bằng cách dùng phèn chua hoặc khử trùng bằng Cloramin B.

Hàng tỷ người đã tiếp cận được nước uống sạch và an toàn từ năm 1990, nhưng dữ liệu cho thấy vẫn còn những bất bình đẳng rất lớn liên quan đến nước uống.

Thiết bị SunToWater sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra nước sạch có thể uống được từ không khí.

Nhà máy Jebel Ali có khả năng chuyển đổi nước biển thành nước sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân thành phố Dubai.

Có tới ¾ bề mặt trái đất là nước. Tuy nhiên, thật khó có thể tin được rằng với số lượng nước nhiều như vậy mà con người vẫn sống trong tình trạng khan hiếm nước.

Loại nước bạn đang uống là loại nước gì? Bạn có một bộ lọc nước tại nhà hay không? Hay bạn lấy nước uống trực tiếp từ vòi?

Nước được coi là ngọn nguồn của cuộc sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho dù nước là vật chất không thể thiếu trong cuộc sống nhưng không vì thế mà nước không mang lại những mối nguy nào cho con người.

Tình trạng thiếu nước sạch hiện nay không còn là vấn đề của một hay một vài quốc gia riêng lẻ mà đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu khắp các châu lục.

Lấy nước từ một dòng suối gần đó nghe có vẻ đơn giản, nhưng nguy cơ nhiễm bẩn từ phân động vật, vi khuẩn và các chất ô nhiễm khác là rất cao và đòi hỏi phải sử dụng một số hệ thống lọc nhất định

Bạn có biết rằng cơ thể của con người có trung bình từ 55 đến 60 % là nước?

Là một trong những quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới, nhưng lại không được thiên nhiên ban tặng nguồn nước ngọt tự nhiên như các nước láng giềng

Các nhà nghiên cứu đã đạt được một bước ngoặt lớn trong cuộc tìm kiếm phương pháp khử muối hiệu quả...

Có thể bạn đã từng nghe nói nhiều về nước bị ô nhiễm và nhiễm bẩn, nhưng bạn đã từng biết rằng nước bị nhiễm bẩn có thể đến từ rất nhiều nơi mà bạn sẽ khó có thể hình dung ra?

Các hệ thống lọc nước phổ biến hiện nay thường sử dụng than hoạt tính và silicon, các vật liệu này chỉ dùng được một lần sau đó bị bỏ đi

Thiết bị này là sáng chế của các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học California, Berkeley, Mỹ

Các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa tìm ra cách tạo ra nước ngọt từ nguồn nước biển dồi dào bằng năng lượng Mặt trời.

Theo ước tính của UNICEF, ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch.

Trong một bản đồ họa được phát hành bởi Pj Dore Co.&ltd, 360000 người đã chết mỗi năm bởi các bệnh liên quan tới nước

Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như các hệ thống trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những cách uống nước sau đây lại gây hại đến sức khỏe.

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Hồi chuông cảnh báo về tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa một lần nữa gióng lên khi nghiên cứu mới đây cho thấy phần lớn nguồn nước trên thế giới đều chứa các sợi nhựa.

Con người đã có những hiểu biết rất sớm về quá trình chưng cất nước vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên.