23 sự thật đáng kinh ngạc về nước ở Châu Phi
Bạn đã từng suy nghĩ về những cuộc khủng hoảng về nước ở Châu Phi?
Bạn đã từng nghe rằng có một vấn đề lớn về nước tại Châu Phi nhưng lại chưa bao giờ biết nó xảy ra như thế nào?
Bạn có muốn biết về trường hợp này để bạn có thể tìm ra được cách tốt nhất mình có thể giúp không?
Ở chủ đề này, bạn sẽ được giới thiệu các vấn đề chính về nước có tác động tới toàn bộ Châu Phi. Bạn sẽ tìm hiểu được cái gì đã khiến cho vấn đề này lan rộng đến vậy và tại sao mà gần như không thể giải quyết được, và bạn cũng sẽ hiểu được những ngành công nghiệp nào cũng như phần lục địa nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất – căng thẳng nhất.
Phần lớn chủ đề này, bạn sẽ khám phá được những sự thật về nước ở Châu Phi và bạn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn cái gì đang xảy ra. Liệu rằng bạn có hứng thú với việc tìm hiểu làm cách nào mà vấn đề về nước có thể xảy ra trên khắp lục địa, nó ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào, những căn bệnh đến từ nguồn nước mà người dân Châu Phi phải đối mặt thường xuyên nhất là gì hay có bao nhiêu người chết mỗi năm từ tác động tiêu cực này.
Vấn đề lớn nhất ở Châu Phi
Rõ ràng rằng Châu Phi có vấn đề lớn về nước. Người dân ở những nước phát triển đã biết về điều đó rất lâu rồi, và các tổ chức cũng như chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang cố gắng tạo ra sự khác biệt hàng thập kỷ nay. Không may thay, Châu Phi vấn tiếp tục phải đối mặt với một vấn đề hết sức to lớn, và dường như càng ngày càng tồi tệ hơn cho dù họ đã cố gắng như thế nào.
Vấn đề lớn nhất là không có khả năng tìm được nước uống sach, trong lành để uống và phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn người dân Châu Phi phụ thuộc vào nguồn nước mặt và không có kỹ thuật cũng như khả năng tài chính để có thể đào giếng và sử dụng nước ngầm. Vì Châu Phi là một lục địa khô hạn, nước mặt thường xuyên bị bốc hơi và khi đó là sự kết hợp với những căng thẳng ở những nơi đông dân cư, hậu quả sẽ là mực nước sẽ bị rút xuống trên toàn lục địa.
Vệ sinh cũng góp một phần lớn. Rất nhiều người không có hệ thống nước thải và hệ thống tự hoại, bởi vậy chất thải của con người tích tụ theo thời gian và làm ô nhiễm nguồn nước mặt dành cho ăn uống. Thậm chí trong quy trình sản xuất nông nghiệp, chất thải động vật không thể được xử lý hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng mất vệ sinh – tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật lây lan. Có rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau gây nên tình trạng này và dường như vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.
Người dân Châu Phi sử dụng nước như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về thực tế nước bẩn và nước sạch ở Châu Phi, sẽ là một ý tưởng không tồi khi hiểu rõ cách thức mà lục địa này sử dụng nước ở những nơi đầu tiên.
1. Cũng giống như phần lớn các nơi khác trên thế giới, những căng thẳng liên quan tới nước tại Châu Phi trở nên rộng lớn là bởi ngành nông nghiệp
Phần lớn nước được sử dụng trên khắp lục địa đến từ việc trồng trọt mùa màng và các con vật nuôi. Không may thay, mặc dù những dự án nông nghiệp quy mô lớn diễn ra hàng năm nhưng lại không thấy chút lợi nhuận nào cả và chúng không được lên kế hoạch đủ tốt để có thể sử dụng nguồn nước uống một cách tốt nhất. Họ thậm chí đã làm cho sản lượng lương thực được đưa ra theo số lượng dự kiến của nó, và họ thường lấy nước từ những người dựa vào đánh bắt như là nguồn thu nhập chính của họ.
2. Việc khai thác mỏ cũng tạo nên sự quá tải đối với nước tại Châu Phi.
Cần rất nhiều nước để vận hành một cái mỏ, nhưng đây là là ngành công nghiệp chính tại lục địa này. Các quốc gia khác cũng thường xuyên kiến tạo những địa điểm khai thác mỏ tại rất nhiều nước ở Châu Phi- điều này khiến một lượng nước lớn đáng lẽ là dành cho người dân nơi đây lại phải mang đi phục vụ những khu mỏ này. Việc khai thác mỏ có thể gây ô nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng- đặc biệt là những kim loại nặng ngấm sâu vào đất.
3. Tất nhiên là nước uống đóng một vai trò quan trọng tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới, và mặc dù điều này không phải là diễn ra trên toàn bộ Châu Phi nhưng gần như nó lại là đe dọa lớn nhất mà chúng ta có thể thấy.
Ở phần này, bạn sẽ tìm hiểu về nước sạch trong các thống kê và thông tin về Châu Phi để có sự hiểu biết tốt hơn về tình trạng nghiêm trọng thực sự của vấn đề này. Đây là một phần chung và không tập trung vào một mặt cụ thể riêng biệt nào về cuộc khủng hoảng nước ở Châu Phi nhưng sẽ giới thiệu cho các bạn tình huống này trên quy mô tổng quan. Ở đây, bạn sẽ tìm hiểu được nơi những vấn đề này đến từ đâu, nó tác động tới con người và môi trường, và những phần nào trên châu lục này phải đấu tranh nhiều hơn những nơi khác. Nếu bạn muốn biết thực tế và những thống kê về tình huống này thì đây chính là điểm tuyệt vời để bắt đầu.
4. Có 14 nước châu Phi phải trải qua những căng thẳng về nước và trong vòng vài năm tới , 11 nước khác cũng đạt tới mốc này.
Ở thời điểm này, có 50% trong số 1,45 tỷ người sống ở những nước Châu Phi sẽ bị đe dọa bởi sự thiếu nguồn nước sạch hoặc không có khả năng để tìm được nguồn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Những căng thẳng về nước xuất hiện như là một kết quả tự nhiên của sự ô nhiễm, nhưng nó cũng đến từ sự thiếu hụt công nghệ để xử lý nguồn nước ngầm và sự phụ thuộc quá mức vào nguồn nước mặt như một nguồn nước sử dụng.
5. Một phần nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước trên toàn lục địa là sự không lưu tâm đến vùng đất ngập nước và vùng núi.
Các khu vực của châu Phi khá khan hiếm nước, đặc biệt là so với các vùng đất khô cằn trên thế giới, và vì nước vẫn tiếp tục được sử dụng và được sử dụng một cách không an toàn, các hệ sinh thái tự nhiên ngày càng trở nên bị đe doạ. Những vùng đất ngập nước này rất quan trọng bởi vì có thể sẽ có nguồn nước ngọt và giúp cung cấp nước sạch cho các vùng khác của đất nước.
6. Nhiều loài ở Châu Phi đang bị đe dọa nghiêm trọng
Có 243 loài cá được tìm thấy ở lưu vực sông trên khắp Châu Phi, và 20 loài trong số chúng gần như không thể được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Nhưng không may thay, bởi sự căng thẳng trong nguồn cung cấp nước, nên những loài cá này đang chết dần với số lượng rất lớn và có một vài loài đang phải đối diện với khả năng bị tuyệt chủng. Các loài cá không chỉ là loài duy nhất bị đe dọa mà thậm chí có một vài loài động vật có vú và chim quý hiếm cũng đang bị mất dần một cách nhanh chóng.
7. Ở khu vực Châu Phi cận Sahara, có 2/3 trong tổng số 159 triệu người dân hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước mặt
Vấn đề này mới đầu nghe có vẻ không lớn lắm, nhưng thực sự điều này đồng nghĩa với việc trên toàn bộ diện tích này chất lượng nguồn nước sẽ rất thấp. Nước mặt có nhiều khả năng bị nhiễm bẩn bởi nguồn thải con người và động vật, và nó cũng có thể bị sử dụng nhiều và nhanh hết hơn nguồn nước ngầm. Khi nước mặt bị sử dụng quá mức, nước sẽ bị cạn kiệt và đây chính là những gì mà Châu Phi đang phải đối mặt.
8. Khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội ở khu vực Châu Phi cận Sahara bị mất hàng năm và là hậu quả trực tiếp của sự ô nhiễm hay nhiễm bẩn nguồn nước, thiếu nước hoặc tình trạng vệ sinh kém.
Có rất nhiều nguyên nhân kinh tế dẫn tới sự thất thoát chi phí ở các vùng miền, nhưng khi tiền bị mất đi, điều này có nghĩa là sẽ không có nguồn ngân sách nào để cải tiến công nghệ, tình trạng vệ sinh hoặc những điều kiện về nước. Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn của sự thiếu hụt nước, và tiếp theo đó, nó sẽ không cung cấp được các loại phí để cải thiện nguồn nước nghèo nàn ở những khu vực này.
9. Một vài đất nước ở Châu Phi phải nhận những tình trạng nước tồi tệ hơn những nơi khác.
Đất nước với tỷ lệ dân cư lớn nhất không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn chính là Gana, con số đó lên tới 85%, đứng sau Gana là Malavi với 80%. Burkin Faso, Lesotho và Uganda với tỷ lệ 75% người dân tại những nước này thiếu nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt. Etiopia là một đất nước Châu Phi có điều kiện về nước tốt nhất với con số 40% cư dân sống thiếu nước sạch. Còn Madagasca, Mozambique và Nige tồn tại với con số dao động từ 45 tới 50%. Đây là những con số rất lớn và nó khiến những quốc gia Châu Phi thậm chí là những nước có chất lượng nước sạch nhất cũng vẫn phải đối mặt với những vấn đề đáng sửng sốt.
10. Tại Châu Phi phụ nữ thông thường là những người chịu trách nhiệm đi lấy nước cho cả gia đình chứ không phải đàn ông.
Đựng nước bằng xô là phương pháp vận chuyển nước chủ yếu của những người phụ nữ này, và khi xô đầy nước, nó nặng lên tới 40 pound. Nếu họ muốn cả gia đình mình sử dụng nước thì họ phải đi lấy nước ít nhất 1 lần một ngày và đôi khi còn nhiều hơn nữa. Không may thay, thậm chí sau tất cả nỗ lực của họ thì họ vẫn phải sử dụng nguồn nước bẩn và không an toàn để uống, nhưng dù sao đi nữa thì những gia đình này vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước đó.
11. Trên khắp thế giới, có tới 783 triệu người không được tiếp cận với nguồn nước sạch, đủ tiêu chuẩn để uống.
Điều này có nghĩa là họ phụ thuộc vào nguồn nước ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn, không tiếp cận được với công nghệ làm sạch những nguồn nước đó và luôn luôn phải sử dụng những điều kiện vệ sinh không hợp lý khiến cho nước ngày càng bẩn hơn và ngày càng trở nên không an toàn. Trong con số khổng lồ này thì có tới 37% số người sống ở Châu Phi cận Sahara phải chịu đựng những điều trên. Thậm chí con số này còn chưa kể tới những người sống ở vùng còn lại của Châu lục.
12. Có 677 cái hồ ở Châu Phi.
Những cái hồ này chứa khoảng 30.000 km3 nước. Mặc dù nghe có vẻ thật lạ lùng khi nghĩ rằng sẽ có nhiều nước có thể được tìm thấy ở một lục địa khô hạn như vậy, hiển nhiên đây là trữ lượng nước không đóng băng rộng lớn nhất trên bất kỳ một lục địa nào trên thế giới. Trong vòng 10 năm, hồ Victoria, hồ lớn nhất Châu Phi đã bị đã bị rút nước khoảng 1m. Hồ Chad cũng đã rút khoảng 1/10 so với trước kia. Những hồ này góp phần không nhỏ trong vấn đề ô nhiễm, và càng nhiều người phụ thuộc vào nguồn nước đó, sẽ có càng ít nước được cung cấp.
13. Một trong những vấn đề lớn nhất tác động tới sự quá tải nguồn nước tại Châu Phi là sự mất cân bằng dân số.
30 triệu người sống quanh hồ Victoria và đặt ra một nhu cầu khổng lồ về nước với mật độ khoảng 2000 người sống trong 1 km2. Tuy nhiên, chỉ 10% dân số trên toàn lục địa sống tại lưu vực Congo, nơi có trữ lượng nước chiếm 30% trên toàn lục địa. Chẳng có một công nghệ sẵn có nào cho đất nước này để có thể giúp vận chuyển nước sạch từ lưu vực Congo tới những khu dân cư khác cũng đang mòn mỏi chờ nguồn nước.
Nguồn nước liên quan tới bệnh tật.
Ở phần này, bạn sẽ được tìm hiều về việc nguồn nước ở Châu Phi có liên quan tới bệnh tật, ốm đau và ký sinh trùng có tác động tới con người mỗi ngày như thế nào.Bạn sẽ tìm hiểu ra bộ phận dân cư nào phải gánh chịu những tác động của các bệnh liên quan tới nguồn nước cũng như bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn sẽ biết được những nước nào có nguồn nước bẩn nhất và sạch nhất, và bạn cũng sẽ biết được việc ô nhiễm nguồn nước có tác động như thế nào tới toàn lục địa.
14. Vào năm 1997, có khoảng một nửa dân số Châu Phi đã phải chịu đựng ít nhất một căn bệnh liên quan tới nguồn nước.
Con số này vào khoảng 778 triệu người tại thời điểm đó, và con số đó vẫn còn tiếp tục tăng lên sau đó. Theo mục đích của nghiên cứu này thì những căn bệnh liên quan tới nguồn nước bào gồm bệnh tả, bệnh thương hàn, E.coli, bệnh kiết lị, bại liệt và bệnh viêm gan. Thật không may mắn, mặc dù nghiên cứu này đã diễn ra nhiều năm trước, nhưng những vấn đề này vẫn tồn tại tới tận ngày nay. Vào năm 2001, có trên 10.000 người ở Nam Phi bị mắc bệnh tả một cách trầm trọng.
15. Mỗi ngày trôi qua ở Châu Phi, có trên 650 người chết do bệnh tiêu chảy.
Điều này phần lớn ảnh hưởng tới trẻ em và trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi, nhưng nó cũng có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với người già và bất kỳ ai đã từng bị suy giảm hệ miễn dịch. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tới 85% bệnh tật có thể liên quan tới nguồn nước. Một phần của vấn đề này nằm ở chỗ thiếu công nghệ để xử lý những căn bệnh này, nhưng nguồn gốc của những căn bệnh này thông thường là từ nguồn nước bị nhiễm bẩn và ô nhiễm trên khắp châu lục.
16. Ở Châu Phi cận Sahara, có khoảng 42% bệnh viện trong khu vực hoạt động mà không có nguồn nước sạch, tinh khiết hoặc đã qua xử lý.
Chuyện này không chỉ là nước uống, mà điều này đồng nghĩa với việc những bệnh viện này hoạt động mà hoàn toàn không có nước sạch. 16% trong số các bệnh viện này cũng hoạt động mà không có điều kiện vệ sinh sạch sẽ, có nghĩa là sẽ chẳng có cách an toàn nào để xử lý chất thải của con người tại những địa điểm này. 36% số bệnh viện ở khu vực cận Sahara không có xà phòng rửa tay, bởi vậy họ buộc phải rửa tay với nước bị ô nhiễm – điều đó không phải là tốt cho lắm.
17. Điều kiện vệ sinh ở những khu dân cư tại Châu Phi cận Sahara cũng khiến bệnh tật lây lan rộng lớn.
Ước tính rằng có ít hơn 1/3 số người ở khu vực này phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Dữ liệu cũng đã chứng minh rằng chỉ 50% số người ở khu vực này có thói quen rửa tay sạch sẽ. Kết hợp vấn đề chất thải con người với việc thiếu vệ sinh chính là điều kiện hoàn hảo cho việc lan truyền ốm đau, bệnh tật và nhiễm ký sinh trùng. Và không may thay, việc tiếp xúc với chất thải con người cũng đồng nghĩa với việc những chất bẩn đó sẽ tìm được con đường đi tới nguồn nước mặt mà được sử dụng làm nước uống.
18. Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thay đổi nhiều phụ thuộc vào điều kiện sử dụng nước ở mỗi quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên, thậm chí ở Uganda, nơi có tuổi thọ trung bình cao nhất ở Châu Phi thì cũng chỉ dao động trong khoảng từ 60 đến 65 tuổi. Kế tiếp là Rwanda, với tuổi thọ trung bình là 58 tuổi. Tuy nhiên, người dân Lesotho chỉ có tuổi thọ trung bình là 49 và ở Niger là 50 tuổi. Và đất nước có tuổi thọ trung bình thấp nhất là Sierra Leone với con số là 46.
19. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước này trực tiếp liên quan đến tuổi thọ.
Một lần nữa, Uganda lại xuất hiện đầu bảng trong biểu đồ này, với con số 80 trẻ sơ sinh tử vong trong số 1000 trẻ em được nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong ở Sierra Leone cao hơn gấp 3 lần với con số 180/1000. Những quốc gia còn lại ở Châu Phi, con số đó rơi vào khoảng trung bình 100/1000. Đây là những con số lớn đáng kinh ngạc và điều này đến chúng tỏ họ đã phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên toàn lục địa.
20. Bệnh tả và viêm gan là những bệnh thường gặp nhất trên dòng nước có ảnh hưởng đến người dân khắp Châu Phi mỗi ngày.
Tuy nhiên, ngoài ra còn có các bệnh khác như giun móc, sốt rét, thương hàn, giardiasis, cryptosporidia, chứng phình nang, salmonella, sốt Dengue, bại liệt, kiết lị và nhiều bệnh khác. Nhiều lần, những người uống nước không an toàn ở khắp Châu Phi bị tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng ngay cả khi họ không chắc là những bệnh nào hoặc ký sinh trùng gây ra bệnh này. Điều này có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong.
21. Trên khắp thế giới, có 35% trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh chết có thể liên quan tới vấn đề dinh dưỡng.
Mặc dù nước không phải là lý do duy nhất gây nên việc này nhưng chắc chắn rằng ký sinh trùng gây nên những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, kết hợp với việc thiếu vệ sinh và nước sạch thì ít nhất chiếm một nửa nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng. Một số lượng lớn các ca tử vong xảy ra ở khắp châu Phi, mặc dù có những bộ phận khác của thế giới, nơi cái chết của trẻ em liên quan đến điều kiện nước kém cũng là một vấn đề chính.
22. Trong những trận lũ lụt xảy ra ở Mozambique vào năm 1999 và 2000, có trên 1 triệu người đã bị di dời và một số lượng lớn người chết.
Đây là sự kiện chính dẫn đến vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều đất và các chất cặn bã đã đi vào nguồn nước mặt và nhiều xác người và động vật chết đã làm nhiễm bẩn nguồn nước trong vùng, ô nhiễm gia tăng đáng báo động. Vấn đề này dường như vẫn đang tác động tới đất nước này, bởi người ta vẫn buộc phải tiếp tục dựa vào nguồn nước ô nhiễm ngày nay thậm chí còn nghiêm trọng hơn cho cuộc sống hàng ngày.
23. Các thảm hoạ khai thác mỏ thường góp phần làm ô nhiễm nguồn nước ở châu Phi khiến người dân ốm yếu.
Năm 1994, mỏ vàng Harmony gần Merriespruit ở Nam Phi đã phải chịu đựng hậu quả của việc hỏng đập chắn dấn tới 2.5 triệu chất thải tràn ra ngoài thị trấn, ngấm vào nước ngầm và nước mặt khu vực xung quanh. Nước thải này bị nhiễm kim loại nặng và những sản phẩm phụ khác từ quy trình khai thác mỏ, và có gần 300 ngôi nhà đã bị hư hại nặng hoặc bị ngập hoàn toàn trong nước. 18 người đã chết và khu vực xung quanh bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nguồn nước thời gian dài sau đó.
Giải pháp cho vấn đề về nước ở Châu Phi:
Bạn đã được tìm hiểu rất nhiều về thực tế và những con số, nhưng bạn có thể hình dung ra chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề rất nghiêm trọng này? Ở phần này, bạn sẽ tìm hiểu được những tổ chức nào ở Châu Phi và trên khắp thế giới đang làm để đấu tranh chống lại cuộc khủng hoảng vô cùng lớn này.
• Tổ chức y tế thế giới đang khuyến khích mọi người ủng hộ thậm chí chỉ 1 Đôla để hướng tới việc cải thiện điều kiện về nước ở Châu Phi. Theo WHO, mỗi một đô la chi tiêu cho việc này sẽ mang lại từ 3 đến 4 Đô la cho nền kinh tế Châu Phi. Tổ chức này cũng đang thực hiện rất nhiều công việc để khuyến khích người dân ở các nước phát triển có sự quan tâm tới những gì đang diễn ra ở Châu Phi.
• Hội đồng các Bộ trưởng Châu Phi về nước và Liên minh Châu Phi làm việc cùng nhau hai lần một năm trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Châu Phi. Trong khoảng thời gian này, khoảng trên 1000 chính trị gia tập hợp lại với nhau để giải quyết vấn đề về nước ở Châu Phi. Thành phần không phải chỉ có các đại diện đến từ Châu Phi mà còn đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Họ cùng nhau suy nghĩ và đưa ra nhiều giải pháp để giúp làm sạch và bảo tồn nguồn nước còn lại tại Châu Phi. Sẽ có một vài ý tưởng được đưa ra ngoài thực tế và một vài ý tưởng thì không, nhưng điều quan trọng nhất chính là việc tất cả mọi người đều đang nỗ lực để làm một điều gì đó nhằm giải quyết vấn đề nghiêm trọng này.
• Các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững là kế hoạch dài hạn cho cả thế giới tham gia, đặc biệt bao gồm nhiều điểm về cuộc khủng hoảng nước ở Châu Phi. Kế hoạch này đề ra rất nhiều cách khác nhau cho mỗi quốc gia và mỗi lục địa trên khắp thế giới để có thể giúp làm sạch môi trường và đảm bảo cho những hoạt động bền vững cho những năm tiếp theo. Mặc dù đây là một kế hoạch mới được thực hiện, nhưng nó đã mang lại những triển vọng đáng thú vị và dường như nó sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn khi được thực hiện trong thời gian dài.
KẾT LUẬN:
Bạn đã đi một chặng đường dài để có thể nắm được tường tận những gì mà người dân Châu Phi đã và đang phải hứng chịu trong cơn khủng hoảng về nước. Đến giờ bạn đã tìm hiểu được rất nhiều về những thống kê, thực trạng và phương hướng giải quyết vấn đề mà các quốc gia này đang theo đuổi. Thật khó để đọc những sự kiện này và không cảm thấy gì cho những cuộc đấu tranh mà những người bạn đồng hành của bạn đang trải qua mỗi ngày ở phía bên kia của thế giới.
Đây là những nước phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của các quốc gia bên ngoài và bạn càng quan tâm tới việc làm sạch nước bao nhiêu thì cuộc sống của mọi người lại càng tốt lên bấy nhiêu.
Giải pháp tạm thời:
Một vài hành động nhanh có thể giúp cung cấp nước sạch, tinh khiết cho những người cần nước nhất. Và những điều dưới đây bạn có thể làm để chứng tỏ sự quan tâm của mình, rằng nếu như bạn không thể trực tiếp đến Châu Phi và hỗ trợ người dân ở đó, thì đã có những tổ chức phi lợi nhuận làm việc này giúp bạn, bạn chỉ phải quyên góp trong khả năng sức lực và tài chính của mình.
• Quyên góp thời gian – Nếu có một tổ chức phi lợi nhuận trong vùng của bạn làm việc để cải thiện chất lượng nước ở Châu Phi, bạn có thể đến đó và ủng hộ họ. Mặc dù cách tốt nhất chính là đi tới Châu Phi và làm những việc ở đó cần nhất, tuy nhiên nếu điều đó là không thể thì vẫn còn những cách khác mà các tổ chức này cần tới những phụ tá. Ví dụ như, nếu bạn biết thiết kế website thì bạn có thể giúp cải tiến website của tổ chức và cập nhật những thông tin mới một cách nhanh chóng nhất.
• Quyên góp tiền - Quyên góp tiền cho những tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp nước uống sạch cho những người dân Châu Phi là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề nếu như bạn không thể tới tận nơi. Có rất nhiều tổ chức sẽ cho phép bạn lựa chọn cách thức mà bạn muốn quyên góp và đó chính là lợi thế.
• Mua hàng với một lý do - Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều thị trường mua bán online, giống như Amazone, và họ luôn trích một khoản tiền trong số lợi nhuận của họ để ủng hộ người dân Châu Phi. Và một vài khoản từ thiện đó sẽ giúp đỡ cho những người làm công tác về nước ở Châu Phi. Nếu như bạn không có khả năng đến tận nơi để cứu giúp người dân Châu Phi thì đây chính là cách hữu hiệu nhất mà bạn có thể thực hiện với mục tiêu này.
Giải pháp dài hạn
Trong nhiều năm, những giải pháp này cần phải được đưa ra để giúp cung cấp nước uống sạch trong một thời gian dài. Dưới đây có những điều bạn có thể không làm được nhưng nếu bạn có ý thức về nó, bạn vẫn sẽ tìm được cách để thực hiện dưới một hình thức khác.
• Khuyến khích chính phủ của bạn quan tâm nhiều hơn nữa – Không cần biết bạn đang sống ở quốc gia nào nhưng bạn vẫn có thể đề xuất tới chính phủ của mình và khuyến khích họ có sự quan tâm tới sự khủng hoảng nước ở Châu Phi. Rất nhiều nước phát triển đang thực hiện nhiều công việc nhưng còn có nhiều thứ khác họ có thể làm. Hãy thực hiện vài nghiên cứu và tìm ra cách mà đất nước của bạn có thể làm hoặc thay đổi chính sách để giúp cải thiện tình trạng này ở Châu Phi.
• Ranh giới và chính trị - Một trong những vấn đề cơ bản lớn nhất có tác động tới nước ở Châu Phi đó chính là chính trị. Có rất nhiều nguồn nước ngọt dọc khắp Châu Phi và nó cung cấp tới một vài nước nhiều hơn những nơi khác cùng một thời điểm. Khi điều này xảy ra, những nước trên thượng nguồn gần như hoàn toàn là quốc gia có tác động lớn nhất tới chất lượng nước đối với các quốc gia ở vùng hạ lưu sông. Những quốc gia ở hạ lưu sông phải chịu những tác động đó và những quốc gia ở thượng nguồn không thể hoặc không làm bất kỳ điều gì cả. Điều này cần phải thay đổi, và mặc dù rất nhiều chính phủ ở các quốc gia Châu Phi đang hành động nỗ lực để cải thiện tình hình, nhưng khoảng cách đó còn rất xa.
• Cơ sở hạ tầng – Châu Phi nhìn chung không có cách nào để tiếp cận với công nghệ cơ sở hạ tầng cần thiết để mang nước về từ lưu vực Congo, nơi mà có nhiều nước hơn, tới những khu vực cần nước nhất. Nếu những nước khác có thể tài trợ kinh phí và xây dựng hệ thống thì cuộc khủng hoảng nước mới có thể có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Tất nhiên vẫn luôn có những cách khác bạn có thể làm để tạo nên sự khác biệt. Một vài sự thay đổi cần phải được thực hiện ở ngay nước sở tại nhưng cũng có nhiều thay đổi nên được thực hiện ở các quốc gia khác mà không quan trọng ở việc nơi bạn sống là đâu. Bạn không cần lúc nào cũng phải dùng tiền để thực hiện những công việc đó, nhưng tất nhiên đây vẫn là cách tốt nhất để khởi đầu. Hãy nhớ rằng nếu bạn chọn cách quyên góp từ thiện thì bạn phải luôn tìm hiểu kỹ càng về tổ chức từ thiện và mục đích của họ là gì.
Hãy tìm cách tốt nhất cho bạn để giải quyết vấn đề và hãy sẵn sàng tạo nên điều khác biệt.
(Nguồn: Tham khảo- Dịch)