11 thảm họa ô nhiễm nguồn nước đáng sợ nhất!

Nước là một trong những nhân tố cơ bản cần thiết cho sự sống còn của con người, tất nhiên bên cạnh đó là thức ăn và ánh sáng mặt trời. Bởi vậy, như một nhu cầu tất yếu, sống trong một khu vực với nguồn nước uống sạch, an toàn sẽ là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn đã được biết qua về những sự cố ô nhiễm nguồn nước trên thế giới, điều này có thế khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu những thảm họa ô nhiễm nguồn nước trong lịch sử để thấy được những hậu quả to lớn mà chúng ta đang phải hứng chịu từng ngày từng giờ là gì.

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Để trả lời ngắn gọn thì chúng ta có thể hiểu: “Ô nhiễm nguồn nước là sự ô nhiễm của các nguồn nước như hồ, đại dương, sông, tầng nước mặt và nước ngầm”. Và hiển nhiên, ô nhiễm nguồn nước luôn đi kèm với các chất gây ô nhiễm.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ô nhiễm nước ngầm ở Mỹ

Sự ô nhiễm nguồn nước do nứt gãy thủy lực có thể là nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm nguồn nước ở Mỹ. Như BBC giải thích thì tất cả những gì họ làm về cơ bản là khoan đất và sử dụng áp lực nước cao kết hợp với đá để giải phóng khí bên trong. Cho đến nay, tin tức mới nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở Pennsylvania. Do sự nhiễm bẩn nguồn nước uống tràn lan khiết các vết tích của 2-BE (2-Butoxyethanol) đã được tìm thấy ở một số gia đình trên khu vực bị ảnh hưởng.

Ô nhiễm nước từ sự nứt gãy này có khả năng cao làm phát tán các hóa chất nguy hiểm và các chất gây ung thư vào nguồn nước ngầm. Mời các bạn hãy cùng xem 11 trong số các thảm họa ô nhiễm nguồn nước dưới đây:

1. Trại Hải quân Hoa Kỳ Lejeune


Sự kiện ô nhiễm nước của Trại Lejeune diễn ra đầu tiên vào năm 1952 và kéo dài đến năm 1987. Trong khoảng 30 năm hoặc hơn, đã có tới 500.000 người tiếp xúc với các hóa chất tìm thấy trong nước bị ô nhiễm của trại.

Những người sống ở đó đã bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh đe doạ đến tính mạng và gây tử vong như ung thư (gan, thận, vú, bàng quang, buồng trứng, cổ tử cung và phổi), rối loạn sinh sản, dị tật bẩm sinh và nhiều căn bệnh khác bởi các hóa chất độc hại gây ra. Đây chính là một ví dụ điển hình cho thấy việc ô nhiễm nguồn nước do nứt gãy thủy lực có thể gây ra những nguy hiểm như thế nào.

Các gia đình và cư dân sinh sống tại đây uống nước và tắm bằng nước có nhiều hóa chất, đặc biệt là những chất gây ung thư như Trichloroethylene (TCE), Tetrachloroethylene (PCE), Benzen và Vinyl Chloride. Sau một thời gian thì Trại Lejeune có nhiều triệu chứng nhiễm bẩn mạnh.

Phương pháp lọc nước Air Stripping có thể được sử dụng để xử lý các hóa chất này, với sự kết hợp của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và VOCs và TCE để tạo không khí trong nước và bay hơi. Than hoạt tính kết tinh GAC cho CPE – nó sẽ hấp thụ hóa chất trong nước và than hoạt tính lọc nước sẽ hấp thụ Benzen và Vinyl Chloride, cùng quy trình với GAC nhưng sử dụng để hấp thụ cho toàn bộ hoặc một phần than không kết tinh.

Nhu cầu xử lý nước nhiễm bẩn tại Trại Lejeune thực sự cấp thiết đến mức độ báo động. Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm túc và mọi người nên làm gì đó thật đúng đắn.

2. Ô nhiễm nước ở Woburn Massachusetts


Nước ở Woburn Massachusetts bị ô nhiễm bởi các dung môi công nghiệp – theo trích dẫn của một nghiên cứu của Adell K.Heneghan thuộc đại học Ihado. Tuy nhiên theo thống kê từ năm 1969 tới năm 1979 đã có 12 trường hợp trẻ em mắc bệnh bạch cầu tại khu vực này.

Ngoài bệnh ung thư bạch cầu, cư dân của Woburn Massachusetts – trong thời kỳ đỉnh điểm – xuất hiện khá nhiều người bệnh bị ung thư gan, thận, tuyến tiền liệt và đường tiểu. Ngoài ra những rủi ro về những bất thường và dị tật bẩm sinh cũng xuất hiện khá nhiều.

Các hóa chất xuất hiện trong nước ở Woburn là PCE và TCE, cũng giống như những chất có trong thảm họa ô nhiễm tại Trại Lejeune. Các phương pháp lọc có thể áp dụng là GAC và Air Stripping.

Ngoài ra nước ở khu vực này còn chứa Chloroform Dichloroethene 1,2 và Arsenic – một hợp chất kim loại nặng và là chất có khả năng gây ung thư rất cao. GAC là một trong những cách lý tưởng để loại bỏ Chloroform còn đối với Dichloroethene 1,2 nên kết hợp GAC với phương pháp PTA – một phương pháp đối ngược hoàn toàn với Air Stripping. Đối với Asen thì thẩm thấu ngược là phương pháp tốt nhất bởi đây là cách tốt nhất để lọc các phân tử vô cơ như chì, sắt và Arsen.

3. Ô nhiễm nguồn nước tại Hinckley


Sự việc tại Hinckley là một ví dụ điển hình nữa về thảm họa ô nhiễm nguồn nước uống. Điều này đã khiến cộng đồng phẫn nộ và đưa ra ngoài pháp luật bằng một vụ kiện tập thể. Bộ phim Erin Brockovich năm 2000 đã thực sự gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Mọi thứ bắt đầu từ năm 1952 đến năm 1956 – sự cố ô nhiễm đã khiến hàng chục người nhiễm bệnh và thậm chí một số người tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước còn bị tử vong.

Các hóa chất ngấm vào nguồn nước gây ra mùi vị rất khó chịu. Khi uống phải nguồn nước này, họ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư vú, phổi, não, ung thư ruột – dạ dày, u thận và buồng trứng, sẩy thai và bệnh Hodgkin.

Đơn vị phải chịu trách nhiệm về tất cả những điều này là Pacific Gas and Electric (PG & E) với việc buôn bán trái phép chất Crom hóa trị 6 hoặc Chromium-6 khiến nước ngầm và nước uống bị ô nhiễm trầm trọng. PBS khuyên rằng, cách hiệu quả nhất để lọc nước chứa Chromium-6 là sử dụng một bộ xử lý nước áp dụng phương pháp trao đổi ion. Bộ lọc nước giống như nam châm còn Chromium giống như kim loại. Các chất hóa học độc hại sẽ bám vào các hạt lọc và khiến nước của bạn an toàn hơn và có thể uống được.

4. Yamuna India


Dòng sông màu xanh duy nhất nay đã trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trên thế giới. Mặc dù con sông này đang bị ô nhiễm trầm trọng, nhưng có tới hàng triệu con người đang sống hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Con sông này là nguồn cung cấp tới 70% nguồn nước sinh hoạt ở New Delhi. Và đối với Ấn Độ thì ô nhiễm nguồn nước thực sự là vấn đề thực sự nan giải bởi các phương pháp lọc nước phương Tây có giá thành khá đắt so với mức chi phí sinh hoạt của người dân nơi đây, bởi vậy việc sử dụng nước ô nhiễm để uống không còn quá xa lạ đối với họ.

Các triệu chứng nhiễm bệnh thường gặp đối với người dân Ấn Độ là ung thư, tổn thương nội tạng, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh về thận và hệ thống tuần hoàn.

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm chủ yếu là do thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy kim loại nặng cũng có mặt ở sông như chì, đồng, Cadimi, Crom, kẽm, Niken và Arsen. Bộ lọc lõi than là giải pháp hoàn hảo để xử lý kim loại nặng trong nước, thậm chí nó còn có thể lọc VOCs. Ngoài ra, thuốc trừ sâu còn có thể được lọc bởi bộ lọc than hoạt tính.

5. Mutare, Zimbabwe


Trong năm 2012, cư dân khu vực khai thác mỏ kim cương đang hoạt động có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước – cụ thể là Mutare. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác là có bao nhiêu cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng trong vụ ô nhiễm nguồn nước tại Châu Phi này.

Các báo cáo chỉ ra rằng, ở làng Nenhohwe, cách Mutare Zimbabwe 100 km về phía nam, trẻ em bị phơi nhiễm từ nguồn nước bẩn đã bị phát ban khắp cơ thể. Không những vậy, những nguy cơ về sức khỏe khác đang lan rộng một cách đáng báo động tại khu vực này đó là ung thư, ngộ độc sắt, hỏng răng, các bệnh về xương và đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, thương hàn.

Dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, Hiệp hội Luật sư về Môi trường Zimbabwe (ZELA) đã tiến hành trên sông Odzi và đưa ra kết luận nguồn nước uống ở đây có hàm lượng lớn Crom, Niken, Sắt, Florua và vi khuẩn. Đối với vi khuẩn, việc xử lý khá đơn giản bởi qua quá trình chưng cất hoặc đơn giản hơn nữa là đun sôi nước. Tuy nhiên, đối với các chất khác như Crom, Niken, Sắt, hay Florua thì quá trình xử lý có phức tạp và tốn kém hơn.

Đối với Crom và Niken, cách lý tưởng nhất là sử dụng điện học để giữ các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước. Hệ thống làm mềm nước trao đổi ion sẽ xử lý triệt để vấn đề về sắt. Còn đối với hàm lượng Florua trong nước thì phương pháp lọc thẩm thấu ngược sẽ tối ưu các hoạt đông và mang lại nguồn nước uống sạch cho bạn.

6. Ghana, Bê bối tràn dung môi Cyanide tại Tây Phi


Vụ việc ở Ghana có ý nghĩa vô cùng lớn, theo đó, hậu quả lâu dài của sự việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Được mệnh danh là “thảm họa tồi tệ nhất ở Tây Phi”, vụ sáp nhập diễn ra vào ngày 16/10/2001, nơi hàng ngàn mét khối nước thải đổ ra sông Asuman. Số lượng nước thải được thải ra cho thấy vụ việc này là một sự ô nhiễm nguồn nước tồi tệ nhất từng diễn ra ở Châu Phi.

Theo trích dẫn trong báo cáo, “Hàng trăm con cá, cua và chim chết đã được tìm thấy cạnh hàng đống rác rưởi trên các bờ sông. Những thứ khác thì nổi lềnh bềnh trên bề mặt của dòng sông và đây là nguồn nước uống duy nhất của cư dân Abekoase, Huni và các làng xung quanh.

”Không có báo cáo nào xác định việc con người bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, những rủi ro mà người dân nơi đây phải gánh chịu chính là sức khỏe của họ sẽ bị tác động mạnh mẽ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu như họ đã tiêu thụ một lượng lớn nước/ thực phẩm bị ô nhiễm. Những tổn thương về hệ thần kinh, các vấn đề về tuyến giáp và đặc biệt là ung thư là những gì mà người dân nơi đây phải đối mặt khi phơi nhiễm với nguồn nước bẩn.

Theo kết quả kiểm tra, Cyanide không phải là yếu tố duy nhất xuất hiện ở đây mà còn có cả kim loại nặng và mặc dù không phải tất cả nhưng một số trong đó cũng đều là những chất gây ung thư. Với Cyanide có thể áp dụng kết hợp phương pháp GAC và tháp thổi khí để loại bỏ chúng ra khỏi nước. Còn đối với các kim loại nặng, một bộ lọc khối Carbon là phương pháp lọc lý tưởng có thể áp dụng.

Cũng giống như ở Ấn Độ thì ô nhiễm nguồn nước ở Châu Phi cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà họ phải đối mặt.

7. Vụ tràn hóa chất tại sông Elk – Tây Virginia


Sự cố này xảy ra vào ngày 9/1/2014, nơi có tới 300.000 cư dân miền Tây Virginia sinh sống. Người dân ở đây đã được khuyến cáo không sử dụng và uống nước máy trực tiếp vì nước đã bị nhiễm bẩn. Tính đến năm 2015, đã có khoảng 2.100 khiếu nại của các nạn nhân đã được ghi nhận.

Những khiếu nại thường liên quan tới sức khỏe người dân như da nổi đỏ, mẩn ngứa, dạ dày khó chịu cùng với một số triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy hay chuột rút. Họ kêu gọi cơ quan có trách nhiệm phải kiểm soát chất độc một cách hiệu quả.

Thủ phạm đứng đằng sau sự cố này là hóa chất methylcyclohexane methanol. Vì loại sự cố này khá phổ biến nên hệ thống lọc nước trọng lực có thể áp dụng xử lý. Hệ thống này có thể lọc loại bỏ một số chất gây ô nhiễm và hóa chất trong nước.

8. Thảm họa ô nhiễm nguồn nước tại Walkerton, Canada


Sự bùng phát dịch E.Coli tồi tệ nhất ở Canada xảy ra vào tháng 5 năm 2000 tại Walkerton Ontario. CBC News đã báo cáo rằng có 7 người được xác nhận là đã chết và khoảng 2.300 người trong tổng số 5000 cư dân trên thị trấn bị nhiễm bệnh tại thời điểm dịch bùng phát.

Những người bị nhiễm bệnh có những triệu chứng sốt, tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút. Đây là những dấu hiệu của vi khuẩn và không gây ô nhiễm nhiều như các sự cố khác.

Theo livestrong, cách hiệu quả để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong nước uống của bạn là kết hợp hai phương pháp: hệ thống khử trùng (bằng cách sử dụng Clo hoặc tia UV) và hệ thống lọc (thẩm thấu ngược hoặc hệ thống lọc submicron).

9. Bệnh dịch Milwaukee


Sự cố Milwaukee năm 1993 gây kinh hoàng đến nỗi nó được mệnh danh là vụ bùng phát bệnh dịch nước lớn nhất ở Hoa Kỳ! Trong trường hợp bạn đang tự hỏi sự kiện bi thảm này lớn đến mức nào, thì hơn 400.000 người ở khu vực Milwaukee đã bị nhiễm dịch bệnh và 100 người trong số họ đã chết vì hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Điều này cho thấy ô nhiễm nước uống ở các khu vực đông dân có thể trở thành tấn thảm kịch khôn lường.

Nguyên nhân chính của sự bùng phát dịch bệnh này là vi khuẩn có tên Cryptosporidium có thể gây ra một số căn bệnh tiêu hóa nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn mửa và chuột rút.

Cách tốt nhất để xử lý nguồn nước này là đun sôi nước trước khi uống ít nhất 1 phút, hoặc tiến hành chưng cất.

10. Thành phố Lan Châu, Trung Quốc


Vào tháng 4 năm 2014, cư dân thành phố Lan Châu, Trung Quốc đã vô cùng hoảng sợ khi nguồn nước uống của họ bị ô nhiễm trầm trọng. Chính quyền đã chỉ thị người dân không được uống nước từ vòi của họ trong ít nhất 24 giờ (theo Reuters). Công ty xử lý nước Lan Châu Veoilia Water là công ty chuyên phân phối nước máy cho khoảng 3 triệu cư dân trong thành phố- nơi được bao quanh bởi các nhà máy hóa chất. Điều đó có nghĩa là những đường ống dẫn nước cũng rất gần với đường ống hóa chất.

Nước bị nhiễm bẩn chứa nhiều chất Benzene – là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư khi ngấm vào cơ thể với liều lượng cao.

Hiện tại, mức độ nguy hiểm không còn quá lớn như thời điểm mới bị ô nhiễm nên có thể sử dụng phương pháp lọc than hoạt tính để lọc nước.

11. Ô nhiễm nước uống ở Bắc Carolina


Tháng 5 năm 2015, người dân sống cạnh khu vực hồ Coal Ash ở phía Bắc Carolina được khuyến cáo không nên uống nước ở khu vực này bởi nước ở đây có chứa hàm lượng lớn các chất kim loại nặng. Theo báo cáo, 152 trong tổng số 163 giếng nước được kiểm tra đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng. Và thật đáng buồn là những cái giếng này không vượt qua được các tiêu chuẩn về nước ngầm.

Chì, Vanadi và Crôm Hexavalent là những chất được tìm thấy trong nước uống. Hậu quả sẽ rất nặng nề khi cơ thể con người tiếp xúc với những chất này, đặc biệt là Crom – tác nhân mạnh mẽ gây bệnh ung thư.

Việc ngộ độc chì sẽ khiến thần kinh con người bị tổn thương nghiêm trọng và làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Với chất Vanadi thì ngoài các triệu chứng nhẹ có thể xuất hiện như buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, hay co thắt dạ dày thì vẫn có thông tin mặc dù chưa rõ ràng rằng có thể gây bệnh ung thư. Có thể sử dụng phương pháp lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ chì trong nước, sử dụng các chất hấp phụ kim loại hydroxit cho Vanadi và phương pháp trao đổi ion để loại bỏ Crom.

Một số thông tin về ô nhiễm nguồn nước khác:

• 40% sông ngòi và 46% hồ ở Mỹ thực sự bị ô nhiễm và chúng ta không thể bơi hay câu cá ở những khu vực này.

• Theo báo cáo trong cuộc khảo sát của Food and Water Watch (thông qua bảo tồn – năng lượng – tương lai), đến khoảng năm 2025 sẽ có khoảng 3,5 tỷ người sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng bởi ô nhiễm nguồn nước.

• Bạn có biết rằng sau thảm họa sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, đã có gần 70km các mảnh vỡ đang trôi nổi trên biển Thái Bình Dương?

• Mỗi năm có tới hơn 30 tỷ tấn nước thải đô thị đang được thải vào sông, hồ và các đại dương.

(Nguồn: Tham khảo - Dịch)

Tin tức sự kiện

Bạn đã bao giờ từng tự hỏi rằng những nhà máy và các khu công nghiệp trong vùng của mình đã tác động như thế nào tới nước uống của bạn chưa?

Nước uống của bạn trông có vẻ an toàn bởi nhìn rất trong nhưng nó vẫn có thể tạo ra những nguy cơ bởi những kim loại nặng, trùng amip hoặc vi khuẩn.

Công bố mới đây của trung tâm y tế dự phòng TP.HCM về chất lượng nước giếng một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ mắc các chứng bệnh, trong đó có ung thư, do sử dụng nước giếng. ​

Phần lớn nước giếng khoan an toàn để có thể uống, tuy nhiên đi kèm với nó vẫn có những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Phiên bản thử nghiệm tuy chỉ có công suất 2,8 lít nước/ngày, nhưng tiềm năng ứng dụng là rất lớn vì chi phí sản xuất không hề cao.

Bạn có thể bị nhiễm bệnh và trở nên ốm yếu một cách nhanh chóng nếu như bạn uống phải nguồn nước bẩn.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới độc giả các tiêu chuẩn về về chất lượng nguồn nước và nước cấp sinh hoạt

Ở Việt Nam, mỗi ngày có đến 2 triệu m3 nước thải công nghiệp xả thẳng ra môi trường.

Trước thực trạng bức thiết về nguồn cung nước sinh hoạt, người dân Israel đã khắc phục bằng những sáng chế nhà máy lọc nước biển

Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh

"Mưa thể cứng" (solid rain) có thể còn lạ lẫm với đa số người, nhưng thực tế nó đã được người nông dân Mexico sử dụng suốt một thập kỷ qua

Nhiều năm qua, hơn 11.000 nhân khẩu sinh sống ở các bản làng thuộc 5 xã vùng cao huyện Nam Đông (TT-Huế) phải sử dụng nguồn nước khe suối bị ô nhiễm.

Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu những thảm họa ô nhiễm nguồn nước trong lịch sử để thấy được những hậu quả to lớn mà chúng ta đang phải hứng chịu từng ngày từng giờ là gì.