Nước thải tại các nhà máy bia có thể sản xuất ra năng lượng

Nhóm kĩ sư tại trường Đại Học Colorado đã phát triển một quy trình sản xuất sinh học tiên tiến sử dụng một sinh vật sinh học có trong nước thải nhà máy để tạo ra các vật liệu hữu cơ có thể sản xuất năng lượng.

Sự kết hợp độc đáo của hoạt động sản xuất của nhà máy bia và nhà máy sản xuất pin có thể tạo cơ hội sản xuất có lợi bằng cách giảm chi phí xử lý nước thải tốn kém cho các nhà sản xuất bia trong khi đó lại cung cấp vật liệu cho các nhà sản xuất công nghệ pin với nhiên liệu có nguồn gốc tự nhiên.

Theo anh Tyler Huggins, một nghiên cứu sinh tại Khoa Kỹ thuật Môi trường và Môi trường, Đại Colorado, cho biết để sản xuất một thùng bia phải sử dụng khoảng 7 thùng nước và lượng nước thải ra còn lại thì lại không thể thải thẳng ra trực tiếp nguồn nước mà phải xử lý.

Do vậy Tyler Huggins và các nhà nghiên cứu của Đại học Colorado tiến hành nghiên cứu sử dụng một cách hiệu quả các hệ thống sinh học để tạo ra các cấu trúc phức tạp và các hóa chất độc đáo bằng cách trồng một loại nấm có tốc độ phát triển rất nhanh có tên là Neurospora crassa thường có trong nước thải giàu đường được sản xuất trong ngành công nghiệp bia.

Huggins nói: “Nước thải từ nhà máy bia là môi trường lý tưởng cho loại nấm Neurospora crassa phát triển”. Từ đó, bằng cách nuôi cấy nguyên liệu sinh khối trong nước thải, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quy trình hóa học và vật lý của nấm Neurospora crassa. Các loại nấm này chính là các vật liệu hữu cơ có thể tạo ra những điện cực pin lithium-ion có nguồn gốc tự nhiên hoạt động hiệu quả nhất trong sản xuất pin.

Các phát hiện này đã được công bố gần đây trên tạp chí Hóa học và Ứng dụng Vật liệu Hoa Kỳ.

Nếu quy trình này được áp dụng trên quy mô lớn, các nhà máy bia có thể làm giảm đáng kể chi phí xử lý nước thải và sản xuất đồng thời góp phần giảm chi phí cho ngành công nghiệp sản xuất pin nhiên liệu sinh học tiên tiến.

(Theo: baotainguyenmoitruong.vn)

Tin tức sự kiện

Khung Chỉ thị về nước của Châu Âu (WFD) sẽ được sửa đổi vào năm 2019

Nhóm kĩ sư tại trường Đại Học Colorado đã phát triển một quy trình sản xuất sinh học tiên tiến sử dụng một sinh vật sinh học có trong nước thải nhà máy để tạo ra các vật liệu hữu cơ có thể sản xuất năng lượng.

Nước thải có thể trở thành nguyên liệu thô bền vững để sản xuất nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Điều tưởng chừng khó tin này đã được các nhà nghiên cứu tại Hà Lan chứng minh là hoàn toàn có thể.

Chương trình với mục tiêu 2030 về nước sạch và vệ sinh môi trường đã được công nhận trên toàn cầu và đòi hỏi một khuôn khổ giám sát chặt chẽ, thu thập dữ liệu luôn được cập nhật, cải tiến và phân tích, bao gồm các chu trình nước trên quy mô toàn cầu.

Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước đang ngày càng gia tăng, và trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện vệ sinh không đảm bảo với tình trạng ô nhiễm cao.

Dân số toàn cầu dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, chủ yếu tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị với hạ tầng xử lý nước thải chưa đầy đủ.

Trong các ngày từ 17-22/3/2017, nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Nước thế giới năm 2017 sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Chuyên gia Celestino Odín Rodríguez Nava, thuộc Viện Bách khoa quốc gia Mexico (IPN) đã phát hiện nhiều loại nấm có khả năng làm sạch nước bị ô nhiễm bởi dược phẩm trong vòng 6 giờ.

Nhà máy Shafdan xử lý nước thải từ Tel Aviv để biến thành nước phục vụ nông nghiệp ở miền nam Israel

Nếu bạn sinh sống hoặc đang có kế hoạch đến thăm bất kỳ một khu vực nào ở Châu Âu trong thời gian sắp tới, bạn có thể muốn biết về những vấn đề ô nhiễm nước ở châu lục này bởi ô nhiễm nguồn nước thực sự là một vấn đề rất lớn ở Châu Âu và nó ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong lục địa này.

Hiện nay, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa trên khắp đất nước đã gây ra áp lực lớn đến môi trường và tài nguyên nước ở Việt Nam.

Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hằng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước

Ngày 30/3/2017, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo chuyên đề “Xử lý Nitơ, Phốt pho trong nước thải đô thị ở Việt Nam".