Sản xuất nhựa sinh học từ nước thải

Nước thải có thể trở thành nguyên liệu thô bền vững để sản xuất nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Điều tưởng chừng khó tin này đã được các nhà nghiên cứu tại Hà Lan chứng minh là hoàn toàn có thể.

Các phương án xử lý nước thải từ trước đến nay luôn bao gồm quá trình tách và loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nước thải. Mới đây, nhà máy xử lý nước thải ở làng Bath, Hà Lan đã thử nghiệm một công nghệ mới để vừa đồng thời xử lý nước thải, vừa thu hồi các sản phẩm phụ có thể tái sử dụng trong sản xuất nhựa sinh học.

Theo đó, bùn sẽ được tách ra và loại bỏ các axit béo dễ bay hơi. Axit béo thu được sẽ được trộn với vi khuẩn để vi khuẩn này chuyển hóa thành polyme sinh học. Loại Polyme sinh học này có nhiều đặc tính tương tự nhựa, có thể dùng để thay thế nhựa.

Sản xuất nhựa sinh học từ nước thải sẽ giúp khắc phục những hạn chế của các loại nhựa tổng hợp hiện nay. Tức là giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng trở nên khan hiếm, tăng khả năng phân hủy sinh học và giảm thiểu các tác động tới môi trường. Cuộc thử nghiệm mới đây tại Hà Lan là một bước tiến gần hơn tới mục tiêu sản xuất nhựa sinh học từ nước thải trên quy mô đại trà.

Hiện tại, phương pháp trên mới chỉ sản xuất được vài kilogram polymer sinh học mỗi tuần nhưng trong tương lai, sản lượng có thể tăng lên 2.000 tấn/năm. Cùng với đó, giá thành sản phẩm cũng sẽ hạ khi dự án đi vào sản xuất quy mô lớn. Công nghệ mới này sẽ hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo của ngành xử lý nước thải và công nghiệp sản xuất nhựa.

(Theo: http://tapchimoitruong.vn)

Tin tức sự kiện

Nếu bạn sinh sống hoặc đang có kế hoạch đến thăm bất kỳ một khu vực nào ở Châu Âu trong thời gian sắp tới, bạn có thể muốn biết về những vấn đề ô nhiễm nước ở châu lục này bởi ô nhiễm nguồn nước thực sự là một vấn đề rất lớn ở Châu Âu và nó ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong lục địa này.

Hiện nay, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa trên khắp đất nước đã gây ra áp lực lớn đến môi trường và tài nguyên nước ở Việt Nam.

Trong các ngày từ 17-22/3/2017, nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Nước thế giới năm 2017 sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Khung Chỉ thị về nước của Châu Âu (WFD) sẽ được sửa đổi vào năm 2019

Ngày 30/3/2017, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo chuyên đề “Xử lý Nitơ, Phốt pho trong nước thải đô thị ở Việt Nam".

Nhà máy Shafdan xử lý nước thải từ Tel Aviv để biến thành nước phục vụ nông nghiệp ở miền nam Israel

Chương trình với mục tiêu 2030 về nước sạch và vệ sinh môi trường đã được công nhận trên toàn cầu và đòi hỏi một khuôn khổ giám sát chặt chẽ, thu thập dữ liệu luôn được cập nhật, cải tiến và phân tích, bao gồm các chu trình nước trên quy mô toàn cầu.

Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước đang ngày càng gia tăng, và trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện vệ sinh không đảm bảo với tình trạng ô nhiễm cao.

Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hằng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước

Nước thải có thể trở thành nguyên liệu thô bền vững để sản xuất nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Điều tưởng chừng khó tin này đã được các nhà nghiên cứu tại Hà Lan chứng minh là hoàn toàn có thể.

Nhóm kĩ sư tại trường Đại Học Colorado đã phát triển một quy trình sản xuất sinh học tiên tiến sử dụng một sinh vật sinh học có trong nước thải nhà máy để tạo ra các vật liệu hữu cơ có thể sản xuất năng lượng.

Dân số toàn cầu dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, chủ yếu tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị với hạ tầng xử lý nước thải chưa đầy đủ.

Chuyên gia Celestino Odín Rodríguez Nava, thuộc Viện Bách khoa quốc gia Mexico (IPN) đã phát hiện nhiều loại nấm có khả năng làm sạch nước bị ô nhiễm bởi dược phẩm trong vòng 6 giờ.