Vấn đề tái sử dụng nước thải

Đô thị hoá nhanh chóng đang kéo theo những thách thức lớn về việc làm, an ninh lương thực, dinh dưỡng và cơ sở hạ tầng. Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước đang ngày càng gia tăng, và trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện vệ sinh không đảm bảo với tình trạng ô nhiễm cao.

Việc trồng và buôn bán các loại rau xung quanh các thành phố có thể góp phần cải thiện thực phẩm sẵn có, tạo ra việc làm và thu nhập, tạo ra các thành phố “xanh” hơn và hướng đến việc tái chế chất thải.

Tái sử dụng lại nước trong nông nghiệp và quản lý nước đô thị trong một xã hội hướng đến “tái sử dụng”:

Việc trồng rau tại các vùng đô thị và ven đô có thể làm cho nhu cầu sử dụng nước gia tăng và tăng sự cạnh tranh về tài nguyên nước trong các hoạt động thương mại, các hộ gia đình và nông nghiệp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này có thể được giải quyết thành công: nước có thể được sử dụng trong thành phố và tái sử dụng trong nông nghiệp với lợi ích cho tất cả các bên.

Tái sử dụng nước trong nông nghiệp có nhiều lợi thế cho tất cả các bên liên quan khi nó tạo ra một nguồn cung quanh năm về nước cùng với các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ để hỗ trợ sản xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm, thu nhập, việc làm cho các thành phố và cải thiện cảnh quan đô thị. Ngoài ra, quản lý tốt nước tái sử dụng có thể làm giảm tải lượng ô nhiễm trên các kênh rạch ở hạ lưu.

Mô hình về tái sử dụng nước thải (Ảnh: Internet)

Có thể thấy rằng, cách tiếp cận đầu vào và đầu ra truyền thống theo “một đường thẳng” là không bền vững, thay vào đó cách tiếp cận đầu vào và đầu ra theo hướng “tái sử dụng” sẽ làm tăng hiệu quả trong sử dụng, tái sử dụng nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ví dụ về cách tiếp cận đầu vào/đầu ra theo “đường thẳng”:

Nước đầu vào, đầu ra trong thành phố:

(1): Nước được sử dụng trong thành phố, các hộ gia đình và các hoạt động thương mại.

(2): Khi sử dụng, chất lượng nước xấu đi với các mầm bệnh và hoá chất: Nước trở thành nước thải.

(3): Nước thải của thành phố lại được xả trở lại các dòng sông với tác động gây ô nhiễm môi trường và các nguy cơ đối với sức khoẻ.

Đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp:

(4): Cùng một thời điểm, một trang trại ven đô lấy nước từ nguồn nước mặt gần đó

(5): Và tốn kém trong việc mua phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

(6): Với những đầu vào như vậy và thêm một số đầu vào khác, rau được trồng, vận chuyển và bán trong thành phố.

Với cách tiếp cận này, các con sông và không khí bị ô nhiễm và các nguồn cung cấp có thể đã bị thải bỏ làm cho cách tiếp cận này không bền vững trong giai đoạn dài hạn.

Ví dụ về cách tiếp cận đầu vào/đầu ra theo hướng “tái sử dụng”:

Nước được sử dụng trong thành phố và tái sử dụng trong nông nghiệp với các lợi ích cho tất cả các bên:

(1): Thay vì thải bỏ nước ra sông, nước thải của thành phố hiện đã được xử lý.

(2): Các chất gây ô nhiễm được loại bỏ trong khi các chất dinh dưỡng còn lại sẽ được sử dụng để tưới cho cây.

(3): Với hình thức tưới phù hợp (ví dụ như tưới nhỏ giọt), việc tiếp xúc với nước thải đã được xử lý có thể ngăn các nguy cơ để bảo vệ sức khoẻ của người nông dân và người tiêu dùng.

(4): Sản phẩm của trang trại hiện giờ có thể được vận chuyển và bán trong thành phố.

Với cách này, nước được tái sử dụng và chất dinh dưỡng được tuần hoàn.

Để đạt được mục tiêu như vậy, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan bao gồm người nông dân, người tiêu dùng cần cam kết và hiểu biết về lợi ích của việc tái sử dụng nước. Vài trò và trách nhiệm cần phải rõ ràng và các giải pháp cần phải được đàm phán và thoả thuận giữa tất cả các bên nhằm tối đa hoá lợi ích ròng của cách tiếp cận này trong khi giảm thiểu thấp nhất nguy cơ sức khoẻ và môi trường. Và cuối cùng, một thành phố quy hoạch toàn diện là cần thiết để tích hợp việc tái sử dụng nước trong nông nghiệp trong các kế hoạch quản lý nguồn nước và vệ sinh môi trường đô thị.

(Theo: http://dwrm.gov.vn)

Tin tức sự kiện

Dân số toàn cầu dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, chủ yếu tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị với hạ tầng xử lý nước thải chưa đầy đủ.

Trong các ngày từ 17-22/3/2017, nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Nước thế giới năm 2017 sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước đang ngày càng gia tăng, và trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện vệ sinh không đảm bảo với tình trạng ô nhiễm cao.

Nếu bạn sinh sống hoặc đang có kế hoạch đến thăm bất kỳ một khu vực nào ở Châu Âu trong thời gian sắp tới, bạn có thể muốn biết về những vấn đề ô nhiễm nước ở châu lục này bởi ô nhiễm nguồn nước thực sự là một vấn đề rất lớn ở Châu Âu và nó ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong lục địa này.

Khung Chỉ thị về nước của Châu Âu (WFD) sẽ được sửa đổi vào năm 2019

Nhà máy Shafdan xử lý nước thải từ Tel Aviv để biến thành nước phục vụ nông nghiệp ở miền nam Israel

Nhóm kĩ sư tại trường Đại Học Colorado đã phát triển một quy trình sản xuất sinh học tiên tiến sử dụng một sinh vật sinh học có trong nước thải nhà máy để tạo ra các vật liệu hữu cơ có thể sản xuất năng lượng.

Nước thải có thể trở thành nguyên liệu thô bền vững để sản xuất nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Điều tưởng chừng khó tin này đã được các nhà nghiên cứu tại Hà Lan chứng minh là hoàn toàn có thể.

Hiện nay, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa trên khắp đất nước đã gây ra áp lực lớn đến môi trường và tài nguyên nước ở Việt Nam.

Chương trình với mục tiêu 2030 về nước sạch và vệ sinh môi trường đã được công nhận trên toàn cầu và đòi hỏi một khuôn khổ giám sát chặt chẽ, thu thập dữ liệu luôn được cập nhật, cải tiến và phân tích, bao gồm các chu trình nước trên quy mô toàn cầu.

Chuyên gia Celestino Odín Rodríguez Nava, thuộc Viện Bách khoa quốc gia Mexico (IPN) đã phát hiện nhiều loại nấm có khả năng làm sạch nước bị ô nhiễm bởi dược phẩm trong vòng 6 giờ.

Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hằng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước

Ngày 30/3/2017, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo chuyên đề “Xử lý Nitơ, Phốt pho trong nước thải đô thị ở Việt Nam".