23 sự thật về ô nhiễm nguồn nước tại Châu Âu

Bạn đã từng nghe nói về các trường hợp ô nhiễm nước gần đây ở Châu Âu?

Bạn có quan tâm đến chất lượng nước uống tại các quốc gia đó?

Bạn có cảm thấy kinh hoàng bởi rác rưởi và những mảnh vụn có ở hầu hết các con sông ở khu vực này?

Nếu bạn sinh sống hoặc đang có kế hoạch đến thăm bất kỳ một khu vực nào ở Châu Âu trong thời gian sắp tới, bạn có thể muốn biết về những vấn đề ô nhiễm nước ở châu lục này bởi ô nhiễm nguồn nước thực sự là một vấn đề rất lớn ở Châu Âu và nó ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong lục địa này.

Ở chủ đề này, bạn sẽ được tìm hiểu về các nguồn gây ô nhiễm là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến châu lục này.

 1. Italia – cung cấp nước sạch đang là một nhu cầu cấp thiết của ngành du lịch.

Đã có tới hơn 400 giếng khoan đã được khoan tại khu vực này trong vài thập kỷ qua. Ngay cả khi những cái giếng này được khoan đúng cách và không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm thì chúng vẫn gây ra những căng thẳng về sản lượng nước tại quốc gia này.

2. Italia là nơi cư trú của 1/2 số loài thực vật ở châu Âu và 1/3 số loài động vật có nguồn gốc tại đây.

Trong số tất cả các loài động vật và thực vật này, một số lượng lớn đang bị đe doạ, nguy cấp hoặc biến mất hoàn toàn, chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước và sự căng thẳng về nguồn cung cấp nước trên toàn quốc. 31% các loài động vật có xương sống ở Ý đang bị đe doạ, trong khi 22% cây thấp hơn và 15% cây cao hơn đang phải chịu số phận tương tự.

3. Trong năm 2013, tổng lượng chất thải đô thị được xử lý trên toàn nước Ý lên tới 29,6 triệu tấn.

Điều này có nghĩa là tổng lượng chất thải bình quân trên đầu người rơi vào khoảng 487kg. 37% số lượng chất thải này được xử lý ở bãi chôn lấp. Tuy nhiên, Italia đang có nhiều tiến bộ trong việc tái chế và ủ phân, vì 39% chất thải này được gửi đến các trung tâm tập trung vào việc thu hồi, tái chế và làm phân compost.

4. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khác tại Italia là do thiên tai thường xuyên xảy ra nhiều hơn những nước khác.

Vào năm 2013 hơn 990.000 người trên khoảng 7% diện tích đất trên khắp nước Ý đã bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất mà lý do đơn giản chỉ là bởi khu vực địa lý của họ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố thiên tai. Cũng trong năm 2013 đã có tới 112 vụ lở đất nghiêm trọng đã xảy ra ở Ý. Điều này ảnh hưởng tới đời sống của hơn 6 triệu người mỗi năm trong cả nước.

5. Một nghiên cứu vào năm 2015 của một tổ chức sinh thái mang tên Ecologists in Action đã báo cáo rằng Tây Ban Nha đã bị mất 20% nguồn nước ngọt trong 20 năm qua.

Theo xu hướng, con số này dự kiến sẽ tăng cao hơn trong vòng 10 năm tới nếu không có điều gì để cải thiện tình hình. Đây mới chỉ là con số trung bình trong cả nước bởi lượng nước ngọt ở một số nơi thậm chí đã giảm xuống 40% khi nghiên cứu này được tiến hành.

6. Tây Ban Nha là quốc gia có số lượng những con đập lớn nhất trên thế giới. Tính trên bình quân đầu người thì cứ khoảng một triệu dân lại có 30 cái đập.

Mặc dù con số trên đây là rất lớn nhưng nhu cầu về nước ở hầu hết các khu vực Tây Ban Nha mỗi năm tăng trung bình khoảng 13%. Điều này tạo nên những căng thẳng đáng kể đối với nguồn nước ngọt hiện tại, ngay cả khi những con đập đó được xây dựng để sử dụng tại nhà.

7. Trên 80% lượng nước ở Tây Ban Nha được sử dụng cho sản xuất vào ngành nông nghiệp mỗi năm.

Tuy nhiên theo những nghiên cứu dựa trên thực tế thì ngành này lại đóng góp nhiều nhất cho sự ô nhiễm nguồn nước. Do đó có một vòng lặp lại vô tận về việc sử dụng nước và ô nhiễm nước tại khu vực này.

8. 33% các con sông nước ngọt ở Tây Ban Nha ở trong tình trạng nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm.

Trong năm 2011, có 39 thành phố ở Tây Ban Nha đã có những tác động sai lầm tới nguồn cấp nước ở các khu vực đã ô nhiễm hoặc gần như ô nhiễm. Điều này dẫn tới sự ô nhiễm quá mức của các con sông trong cả nước. Tương tự vậy, có tới 91% nguồn nước ngọt ở Tây Ban Nha không thể sử dụng hoặc muốn sử dụng phải qua rất nhiều giai đoạn lọc sạch. Như vậy chỉ có 9% nước sạch để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nước thường xuyên của người dân đất nước này.

9. Ít nhất 45% lượng nước ở Tây Ban Nha bị sử dụng trái phép mỗi năm, giếng khoan hoạt động không đáp ứng được các tiêu chuẩn về nước.

Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ Nitrat trong các nguồn nước mặt và độ mặn cao trong các nguồn nước ngầm ở những khu vực nước bị bơm quá mức do việc sử dụng bất hợp pháp. Đây là thủ phạm chính góp phần làm suy giảm môi trường khiến nước không an toàn cho người tiêu dùng.

10. Tây Ban Nha thường được xem là đất nước có nguồn nước bị ô nhiễm nhất Châu Âu, mặc dù điều này có thể gây tranh cãi.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khoảng 50 năm nữa, Tây Ban Nha sẽ mất khoảng 30% độ ẩm trong đất. Cũng chỉ trong khoảng 5 năm tới, chỉ số khan hiếm nước ở Tây Ban Nha sẽ đạt tới 29% - đây là mức cao nhất mọi thời kỳ. Việc thiếu nguồn nước tái tạo ở Tây Ban Nha hiện nay cao hơn 60% so với mức trung bình ở Châu Âu và con số này cũng sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo nếu như những quy định không khắt khe hơn nữa và được áp dụng triệt để hơn nữa.

11. 100% dân số Hy Lạp sử dụng đường nước riêng do chính phủ cung cấp.

Điều này có nghĩa là mỗi hộ gia đình hay tòa nhà thương mại đều có quyền sử dụng nước máy. Điều này là bởi đa số cư dân đất nước này sống tập trung ở hai thành phố lớn của Hy Lạp. Tuy nhiên, chỉ có 76% dân số được tiếp cận với hệ thống cống nước thải hoặc mô hình xử lý chất thải khác.

12. Khoảng 14km2 tương đương 30% các nguồn nước ngọt cung cấp cho Hy Lạp đến từ các quốc gia láng giềng.

Khi các con sông ở các nước láng giềng bị sử dụng quá mức và chảy xuôi xuống Hy Lap, thì người dân nơi đây phải hứng chịu những tác hại của ô nhiễm nguồn nước nhưng số tiền hỗ trợ dân chúng lại ở mức vô cùng thấp. Thật không may, mặc dù Hy Lạp đã có một số thỏa thuận trong các công trình với các nước láng giềng nhưng vẫn chưa điều gì được giải quyết. Bởi vậy chất lượng nước ở Hy Lạp vẫn tiếp tục bị các nước xung quanh quyết định.

13. 85% lượng nước được sử dụng hàng năm trên khắp Hy Lạp là dành cho nông nghiệp với phương thức canh tác kiểu cũ, chưa được hiện đại hóa hoặc nâng cấp và việc tưới tiêu là một trong những thủ phạm lớn nhất.

Để đưa ra quan điểm này, chỉ có 13% lượng nước sử dụng hàng năm của quốc gia này là phục vụ mục đích sinh hoạt, trong khi chỉ có 2% lượng nước sử dụng hàng năm phục vụ hoạt động công nghiệp. Với những phương thức canh tác nông nghiệp tốt hơn kết hợp với phương pháp trồng cây bền vững thân thiện với môi trường mới có thể cải thiện được tình trạng căng thẳng này.

14. Tại Đức, một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2011 cho thấy các nguồn nước ngọt trong cả nước bị ô nhiễm với 331 loại chất ô nhiễm hữu cơ, bao gồm vi khuẩn, trầm tích và các chất tự nhiên độc hại như chì và asen.

Trong số 331 loại chất gây ô nhiễm, 257 trong số đó đã được tìm thấy trong các con sông ở Đức, chưa kể đến các hồ và nguồn nước ngọt khác. Ở một số con sông này, số lượng chất ô nhiễm hữu cơ hiện diện đủ để đạt đến mức độ độc hại đối với đời sống thực vật và động vật trong khu vực. Thật không may, các chất gây ô nhiễm này không được chính phủ Đức quy định và do đó không bắt buộc phải đưa ra khỏi nước.

15. Chỉ riêng tại Anh và xứ Wales, hàng năm có hơn 3000 trường hợp ô nhiễm dầu và nhiên liệu.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng tất cả chúng đều mang tới một hậu quả cuối cùng. Nó có thể là việc xả dầu và các loại nhiên liệu vào khu vực thoát nước, thậm chí đó là các nguồn nước ngọt; nó cũng có thể là sự cố tràn trong quá trình vận chuyển và rò rỉ từ các thùng chứa nhiên liệu bị xuống cấp. Những sự cố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường sống xung quanh vì nó làm xáo trộn lượng ôxy trong nước và giết chết quần thể cá, chim, động vật và thực vật trong khu vực.

16. Riêng trong năm 2006, nước thải và ngành công nghiệp xử lý nước thải ở Wales và Anh đã góp phần gây ra 25% các sự cố lớn về nước và sự bùng phát dịch bệnh xảy ra trên khắp các quốc gia này.

Có rất nhiều quy định để giúp nâng cao chất lượng nước liên quan đến vấn đề tiêu hủy và xử lý nước thải, nhưng thật không may, chúng rất khó để điều chỉnh và việc thi hành rất hạn chế.

17. Theo một nghiên cứu năm 2015 do Cơ quan Môi trường thực hiện, chỉ có 17% các con sông của Anh có những chỉ tiêu đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

Đây là một sự sụt giảm lớn so với các con số 29% vào những năm trước. Chỉ có 0,08% số con sông ở Anh được coi là có chất lượng tốt, còn lại hầu hết là ở mức độ vừa phải. Nghiên cứu này tập trung vào lưu lượng nước, quần thể động vật hoang dã trong khu vực và các kiểm tra thành phần hóa học.

18. Ô nhiễm nước trên các con sông ở Anh dẫn đến một số lượng đáng ngạc nhiên các bệnh lây truyền qua nước ở khắp nước Anh mỗi năm.

Những bệnh này xuất phát từ số lượng vi khuẩn được tìm thấy trong các nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh Weil – một căn bệnh chết người khiến người nhiễm bệnh có những triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và đau đầu – bệnh này đã khiến 58 người bị chết chỉ tính riêng trong năm 2009. Hàng năm, hơn 5000 người ở Anh bị nhiễm cryptosporidiosis – một ký sinh trùng thường sinh sống trong nguồn nước bị ô nhiễm.

19. Một nghiên cứu năm 2014 ở Pháp đã xác định rằng có khoảng 1,5 triệu người đang sử dụng nước máy có thể được coi là ô nhiễm.

Phần lớn đây là những cư dân sống ở các vùng nông thôn nước Pháp – nơi mà nước thải không được kiểm soát bởi những cơ sở xử lý nước thải nghiêm ngặt và chuyên dụng. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp đang được sản xuất tại Pháp. Ngành nông nghiệp càng mở rộng quy mô thì nước sẽ bị ô nhiễm nhiều hơn bởi các chất bẩn, thậm chí là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay vi khuẩn. Một con số đáng kinh ngạc khi có tới 63% hộ gia đình trong nghiên cứu này đang sử dụng nước bị ô nhiễm với thuốc trừ sâu.

20. Tại các thị trấn nhỏ khắp vùng nông thôn nước Pháp, lượng ô nhiễm trong nước đã tăng lên đáng kể tính từ năm 2012.

Các khu vực có dân số dưới 500 người bị ô nhiễm nguồn nước nhiều hơn những khu vực khác trong vài năm trở lại đây, trong khi đó ở các khu vực nông nghiệp xung quanh Paris, ít nhất 20% dân số đang sử dụng nước không sạch. Điển hình nhất là thị trấn Berck ở miền Bắc nước Pháp đã liên tục cho thấy đây là một khu vực ô nhiễm nhất trên khắp cả nước.

21. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm nguồn nước ở Pháp là hiện tượng tải nở hoa trên bãi biển Brittany.

Hiện tượng này đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trong vòng 40 năm qua và không có dấu hiệu dừng lại. Nguồn gốc của hiện tượng này xuất pháttừ việc số lượng Nitrit ngày càng tăng trong nguồn nước cấp đến từ các vùng nông nghiệp cạnh đó. Khi các khu vực canh tác nông nghiệp bị khai thác quá mức, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng quá nhiều khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng thì hiện tượng tảo nở hoa sẽ diễn ra rất nhanh, đến mức độ không thể kiểm soát được. Đặc biệt theo thông tin ghi nhận vào năm 2010 đã có một người chết vì khí độc do hiện tượng này.

22. Năm 2015, Scottish Water được coi là một trong những thủ phạm lớn nhất về ô nhiễm nguồn nước ở Scotland.

Công ty này đã chịu trách nhiệm về 51 sự cố ô nhiễm nguồn nước trong một năm, bao gồm một vụ tràn Clorine nghiêm trọng đã giết chết hơn 1.000 con cá và vụ rò rỉ hơn 10.000l axit HCl vào sông Devon trong cùng năm đó. Thật không may, bất chấp những tội ác khủng khiếp đó, công ty này vẫn không bị phạt nhiều bởi các quy định của Scotland về ô nhiễm nguồn nước còn nhiều bất cập và cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa.

23. Ô nhiễm từ dòng chảy độc hại và ô nhiễm nước ngầm ở Scotland hiện đang ảnh hưởng đến 25% các dòng sông và 17% các hồ.

Ô nhiễm tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt của 15% các con sông và 11% các hồ. Số lượng lớn các chất gây ô nhiễm trong nguồn nước trên khắp Scotland góp phần làm ảnh hưởng tới số lượng các loài cá và động vật, đồng thời ảnh hưởng lớn tới đời sống của những người sống dựa vào nguồn nước này.

Những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước tại Châu Âu:

Châu Âu là một châu lục bao gồm rất nhiều quốc gia. Bởi vậy những yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước tại châu Âu cũng vô cùng phong phú. Danh sách liệt kê dưới đây không tập trung vào một quốc gia cụ thể nào, tuy nhiên, đây là những yếu tố chung có thể được tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào.

• Nông nghiệp – Nông nghiệp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu, nó là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù hầu hết các nước châu Âu đều có ngành nông nghiệp phát triển nhưng cũng có những quốc gia áp dụng các phương pháp cổ điển không giúp tiết kiệm nước và cũng không tập trung vào xử lý các chất thải cũng như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ một cách an toàn. Các nước này phần lớn không đi theo xu hướng nông nghiệp sạch khiến trạng thái này ngày càng bế tắc và chất lượng nước xung quanh các khu vực nôg nghiệp bị biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng xấu.

• Xả thải – Tại Anh, xả thải đang là một vấn đề lớn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các dòng sông. Thật không may, việc xả thải này lại không xuất phát từ hành vi vô thức mà thậm chí là hành động có mục đích – mọi người có xu hướng xả thải ra các nguồn nước ngọt này. Các bãi chôn lấp cũng góp phần to lớn gây ra vấn đề này, do đó ngay cả khi rác thải được xử lý đúng nơi đúng chỗ thì chúng vẫn có xu hướng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm bởi các hóa chất độc hại.

• Công nghiệp – Ô nhiễm nguồn nước do các ngành công nghiệp gây ra ở Châu Âu không đáng kể như ở Bắc Mỹ nhưng vẫn là một vấn đề góp phần làm nguồn nước sạch luôn trong tình trạng khan hiếm ở lục địa này. Ở mỗi một quốc gia lại có những biện pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này và những quy định ở một số nước nghiêm ngặt hơn những nơi khác. Nguồn nước thải này chủ yếu gây ô nhiễm ở nhưng khu vực xung quanh các thành phố lớn. Anh và Pháp là hai quốc gia đặc biệt nỗ lực để cải thiện những bất cập này tuy nhiên để có thể giải quyết triệt để vấn đề phải mất tới hàng năm thậm chí hàng thập kỷ mới có thể thấy được những dấu hiệu khởi sắc.

• Khai thác mỏ - Không phải tất cả các khu vực ở Châu Âu đều diễn ra hoạt động khai thác mỏ, nhưng cũng giống như các ngành công nghiệp, đây không phải là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước lớn như ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên đây vẫn là vấn đề lớn mà các nước Châu Âu phải xem xét và giải quyết. Các hoạt động khai thác cũng giống như sản xuất nông nghiệp – đều gây ra những tác động không thân thiện với môi trường. Để có những nguồn nước tốt hơn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng thì bắt buộc các nước này phải cập nhật và hiện đại hóa công nghệ cũng như có những biện pháp cải tạo môi trường đúng đắn.

• Chính trị - Là yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nghe có vẻ không thực tiễn nhưng yếu tố chính trị lại có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng nước ở một số quốc gia Châu Âu. Về cơ bản những quốc gia ở phần hạ lưu các con sông sẽ có chất lượng nước kém hơn và bị những quốc gia ở phía thượng lưu kiểm soát sự có ô nhiễm hay không và ô nhiễm đến mức độ nào. Bởi vậy việc tranh chấp hay những bất đồng sẽ dễ dàng xảy ra một khi các nước đều không có những thống nhất chung liên quan tới chất lượng nước này. Những tác động của ô nhiễm nguồn nước tới Châu Âu: Tác động của ô nhiễm nguồn nước tới khắp Châu Âu đang lan rộng hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Mặc dù chỉ có một vài nước đang phát triển tạo nên lục địa Châu Âu, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan tới ô nhiễm nguồn nước mà bạn có thể tìm thấy ở những quốc gia không được tiếp cận với nguồn nước sạch thông thường. Điều này đơn giản là vì ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả người dân, thậm chí nguồn nước máy bị nhiễm bệnh có thể gây ra bệnh tật, ốm đau và nhiều vấn đề khác.

• Những bệnh lây lan qua nguồn nước – Chúng ta sẽ thực sự ngạc nhiên trước sự lan tràn bệnh tật trên toàn châu Âu. E.Coli là loại vi khuẩn phổ biến nhất có mặt trong các nguồn nước nhiễm bẩn ở Anh và các quốc gia khác trong khu vực. Bệnh Weil, viêm gan và nhiều loại ký sinh trùng khác cũng có mặt trong nước bị ô nhiễm và đây là nguyên nhân khiến rất nhiều người trên lục địa này bị nhiễm bệnh hàng năm.

• Những xung đột môi trường – Tất nhiên một điều rằng việc ô nhiễm nguồn nước diễn ra hàng ngày có tác động rất lớn tới môi trường xung quanh. Khi ô nhiễm xảy ra, cuộc sống của các loài động vật hoang dã và các loài thực vật cũng đều phải chịu đựng rất nhiều. Trên khắp Châu Âu, hàng ngàn loài đang rơi vào tình trạng nguy hiểm và hàng trăm loài đứng trên nguy cơ tuyệt chủng. Giống như mọi nơi trên khắp thế giới, các vùng đất ngập nước và các hệ sinh thái môi trường đang suy giảm dần trên khắp Châu Âu – điều này mang tới những căng thẳng hơn đối với nguồn nước của chính con người và động vật.

• Ngành du lịch giảm năng suất – Châu Âu là những quốc gia phụ thuộc rất lớn vào ngành du lịch. Tuy nhiên khi ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng xảy ra, kéo theo đó là ngành du lịch cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ khiến cho những người sống phụ thuộc vào ngành này sẽ bị thiệt hại rất nhiều về mặt tài chính. Khi những bãi biển ở Italia bị xâm lấn bởi hiện tượng tảo nở hoa hoặc các con sông ở Anh chứa nhiều chất ô nhiễm mà không còn an toàn với người bơi lội thì người ta ít có xu hướng đến thăm các khu vực này của Châu Âu hơn là trước đây. Bản thân ngành du lịch cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là khi lượng rác thải và nước thải tăng lên mà lại không được xử lý đúng cách thì chính ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và sẽ làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế địa phương.

• Ngộ độc dinh dưỡng và khoáng chất – khi các sự cố môi trường do thiên tai, lũ lụt gây ra, đất bị xói mong và nước sẽ chứa một lượng lớn khoáng chất và các chất tự nhiên khác. Những chất ô nhiễm do các sự cố này mang lại nếu tồn tại với số lượng lớn có thể gây ngộ độc cho con người và động vật. Chì và Arsen là một số chất phổ biến nhất gây ra loại ngộ độc này. Trong trường hợp những chất ô nhiễm có nguồn gốc hóa chất như thuốc trừ sâu thì nó có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và khuyến khích hiện tượng tảo nở hoa.

Các hành động phòng chống ô nhiễm nguồn nước ở Châu Âu Mỗi một quốc gia lại có những hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm khác nhau, nhưng tiếc là không nhiều trong số họ xử lý được vấn đề một cách triệt để. Thật khó để có thể tìm được một biện pháp xử lý nước cấp hiệu quả mà lại tốn ít chi phí, bởi vậy nhiều quốc gia vẫn chưa thể xác định đâu là phương pháp tốt nhất nên áp dụng .

• Các chỉ thị - Đặc biệt là ở Ý, các quyết định đã được đưa ra nhằm điều chỉnh việc thải bỏ rác thải đô thị. Các quy định này được thực thi nhằm đảm bảo một lượng chất thải hàng năm sẽ được ủ lại hoặc tái chế bất cứ khi nào có thể. Về cơ bản, điều này có nghĩa là mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho các hộ gia đình khi tái chế và ủ rác rồi sau đó sẽ được thu gom đến các bãi chôn lấp tập thể.

• Chỉ thị khung chiến lược biển – Đây là một sáng kiến của Ý nhằm giúp làm sạch các vùng biển xung quanh. Chỉ thị này tập trung vào việc đánh giá thường xuyên chất lượng nước biển trong và ngoài nước dựa trên các tiêu chí nhất định nhằm giúp bảo vệ và khôi phục lại bất cứ khi nào có thể. Khi chất lượng nước biển dưới mức có thể chấp nhận được, họ sẽ đưa ra tất cả những nguyên nhân khiến điều này xảy ra để giải quyết. Đây là một động thái rất tích cực và đúng hướng, có thể giúp cải thiện các vùng biển của Ý trong những năm tới.

• Kế hoạch quản lý chất thải quốc gia – Đây là một sáng kiến của Hy Lạp và hiện đang trong quá trình thực hiện. Chương trình này bao gồm các kế hoạch quản lý chất thải cho các vùng dân cư khác nhau của Hy Lạp và thậm chí tập trung nhiều vào những khu vực ít dân cư. Kế hoạch này cũng góp phần cải thiện việc thu hồi, cải tạo và tái chế các loại chất thải đô thị khác nhau. Đánh giá chất lượng nước thường xuyên sẽ là một phần của kế hoạch này và sẽ tiến hành theo dõi chất lượng nước trong cả nước trong nhiều năm.

• Đạo luật Môi trường năm 1995 – Theo đó hai tổ chức khác nhau đã được thành lập để giúp nâng cao chất lượng nước trong khu vực. Đó là Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scotland và Cơ quan Môi trường Anh và Xứ Wales. Với hai tổ chức này, việc giám sát và đánh giá chất lượng nước ở các nước này trở nên dễ dàng hơn và những vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết nhanh chóng kịp thời trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng vẫn còn rất nhiều công việc phải làm để những quy định này được thực thi một cách hiệu quả.

• Các quy định của từng thành phố - Mỗi thành phố trên khắp Châu Âu đều có các quy định, luật và hướng dẫn khác nhau giúp cải thiện nguồn nước. Tùy thuộc vào từng khu vực mà những quy định đó có thể rất nghiêm ngặt hay lỏng lẻo. Điều quan trọng là những cư dân sống ở những khu vực có quy định lỏng lẻo hơn nên có động thái tác động tới chính quyền địa phương để khuyến khích họ áp dụng những chính sách chất lượng nước tốt hơn. Đây là cách duy nhất để có thể cải thiện nguồn nước đáng kể trên toàn châu Âu.

(Nguồn: Tham khảo - Dịch)