Một số thông điệp truyền thông Ngày Nước thế giới 2017

Ngày Nước thế giới 2017 có chủ đề là “Nước thải” hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, tái sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Dưới đây là một số thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày Nước thế giới 2017:

1.Tiết kiệm và tái sử dụng nước thải để tránh lãng phí, cải thiện vòng tuần hoàn nước cho các sinh vật sống.

2. Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải để biến nước thải thành tài nguyên.

3. Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị để tưới, làm sạch đô thị và cho các không gian xanh.

4. Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải nông nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe người nông dân, người tiêu dùng và thúc đẩy an ninh lương thực.

5. Sử dụng hiệu quả và giảm ô nhiễm nguồn nước là tiền đề phát triển bền vững tài nguyên nước, năng lượng và lương thực.

6 Hãy tắt vòi nước, ngừng xả rác, dầu mỡ và hóa chất vào hệ thống nước thải sinh hoạt.

7. Hãy thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt để tưới cây, rửa xe.

8. Ước tính trên 80% lượng nước thải toàn cầu không được tái sử dụng hoặc xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.

9. 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị nhiễm khuẩn, có nguy cơ gây các bệnh như tả, tiêu chảy, kiết lị, thương hàn và bại liệt. Mỗi năm có khoảng 842.000 người tử vong do sử dụng nguồn nước không an toàn và kém vệ sinh.

10. Khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch.

11. Đến năm 2050, gần 70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố, hiện nay tỷ lệ này là 50%. Phần lớn thành phố ở các quốc gia đang phát triển hiện không có cơ sở hạ tầng đầy đủ và nguồn lực phù hợp để quản lý nước thải hiệu quả và bền vững.

12. Chi phí quản lý nước thải là không đáng kể so với những lợi ích đạt được về sức khỏe con người, phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Quản lý nước thải còn tạo ra các cơ hội kinh tế mới và nhiều việc làm “xanh”.

13. Liên Hợp Quốc đặt ra mục tiêu phải hỗ trợ thực hiện các chương trình phát triển bền vững đảm bảo đến năm 2030, tất cả mọi người đều có khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện các điều kiện vệ sinh thông qua việc giảm tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý và tăng cường tái sử dụng nước an toàn.

14. Liên Hợp Quốc đặt ra mục tiêu phải xử lý và tái sử dụng nước thải an toàn góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe và tinh thần.

(Theo: http://dwrm.gov.vn)

Tin tức sự kiện

Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại vật liệu giá rẻ nhưng có thể loại bỏ hiệu quả các chất cực độc có trong nước.

Nguồn nước ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, mức độ nguy hiểm của nó tỉ lệ thuận với người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ưng thư da.

Ngày Nước thế giới 2017 có chủ đề là “Nước thải” hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Các nhà nghiên cứu Đức và Pháp đã phát triển các công cụ cho các tiện ích về nước giúp họ phản ứng nhanh với các mầm bệnh hoặc các chất độc hại xuất hiện trong nước uống.

Bạn đã từng lo lắng về những vấn đề có thể xảy ra với sự ô nhiễm nước ngầm và nước mặt ở nơi bạn sống không?

“Sách uống được” (Drinkable Book) là một phát minh mới có thể cứu hàng triệu sinh mạng trên thế giới.

Ngày nay, một trong những cách đáng chú ý nhất để nhận diện các nước phát triển chính là cách nhìn vào tình trạng nguồn nước của đất nước đó.

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ​​cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) và xung đột đang làm tăng nguy cơ trẻ em sống thiếu nước

Sông Whanganui ở New Zealand được công nhận là một "thực thể sống", trở thành dòng sông đầu tiên trên thế giới hưởng những quyền lợi pháp lý như một con người.

Nước là nhân tố tối cơ bản trên trái đất. Nó đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của con người và là lý do để chúng ta tồn tại.