1/4 trẻ em sẽ sống chung với khan hiếm nước vào năm 2040

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ​​cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) và xung đột đang làm tăng nguy cơ trẻ em sống thiếu nước, và những người nghèo nhất sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.

LHQ đã cảnh báo một phần tư trẻ em trên thế giới sẽ sống ở những khu vực có nguồn nước hạn chế vào năm 2040 do ảnh hưởng của BĐKH.

Trong vòng 2 thập kỉ, 600 triệu trẻ em sẽ sống trong các vùng chịu nhiều căng thẳng dai dẳng về nước, với sự cạnh tranh lớn về nguồn cung cấp nước hiện có. Theo kết quả nghiên cứu của Unicef, đánh dấu Ngày Nước Thế giới (22/3), những người nghèo và người chịu nhiều thiệt thòi nhất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Tình trạng hạn hán và xung đột đang gây ra sự khan hiếm nước nghiêm trọng ở các vùng của Ethiopia, Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen.

Unicef ​​dự đoán hơn 9 triệu người ở Ethiopia sẽ không có nước uống an toàn trong năm nay. Gần 1,4 triệu trẻ em phải đối mặt với nguy cơ tử vong do suy dinh dưỡng cấp tính ở Nam Sudan, Nigeria, Somalia và Yemen. Báo cáo “Thách thức cho Tương lai: Nước và Trẻ em trong Biến đổi khí hậu” của UNICEF đã chỉ ra các mối đe dọa đối với cuộc sống và tình trạng an sinh của trẻ em do nguồn nước sạch cạn kiệt và BĐKH làm gia tăng những rủi ro này.

Theo Nicholas Rees, một trong những tác giả của báo cáo, khi quá trình công nghiệp hoá và dịch chuyển nhân khẩu làm tăng mức tiêu thụ nước, khu vực Nam Á và Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. "Nếu nhu cầu tăng cao, áp lực về nước sẽ tăng lên, đặc biệt tăng nhanh trong các khu vực đô thị hoá, khu vực cận Sahara Châu Phi và châu Á", Nicholas Rees nhấn mạnh.

Trong vòng hai thập kỷ, 600 triệu trẻ em sẽ sống trong các vùng chịu căng thẳng về nước. Ảnh: Ashraf Shazly / AFP / Getty Images

Một báo cáo khác được công bố hôm nay (22/3) cảnh báo rằng Iran đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có và hiện phải đối mặt với nguy cơ lớn từ những thách thức về môi trường hơn là những vấn đề chính trị hoặc khủng bố trong khu vực. Nghiên cứu từ tổ chức phi chính phủ Small Media có trụ sở tại London (Anh) cho biết tình trạng thiếu nước có thể biến những vùng đất rộng lớn của Iran thành những khu vực gần như không thể sinh sống trong những thập kỷ tới.

Theo báo cáo, Iran đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước chưa từng có trong lịch sử. Các hồ nước và con sông đang “chết” dần, hạn hán đang gia tăng và thậm chí, cả nguồn dự trữ nước ngầm sâu nhất của Iran cũng đang bị khô cạn bởi dân số gia tăng và sự thiếu hụt nước trong ngành nông nghiệp của đất nước này.

Báo cáo cho biết: "Xói mòn đất làm gia tăng nạn phá rừng trên phạm vi cả nước, làm tăng bão tố và ô nhiễm không khí".

Nghiên cứu cảnh báo rằng các hệ sinh thái đang sụp đổ, đẩy một số loài hoang dã vào bờ vực tuyệt chủng. Theo báo cáo, hồ Urmia, hồ lớn nhất của Iran là khu dự trữ sinh quyển được Unesco công nhận đã bị thu hẹp 12% diện tích kể từ những năm 1970 do hạn hán thường xuyên xảy ra và các chính sách quản lý nguồn nước chưa được triển khai ở đầu nguồn.

Báo cáo của LHQ cho hay, trên khắp thế giới, 36 quốc gia đang đối mặt nghiêm trọng với tình trạng căng thẳng nước, do nhu cầu sử dụng nước vượt xa nguồn cung cấp năng lượng tái tạo. Nhiệt độ ấm hơn, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và băng tan gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng cung cấp nước cũng như hệ thống vệ sinh.

Tác động của BĐKH đến các nguồn nước là không thể tránh khỏi, từ đó, hàng loạt các giải pháp được đề xuất nhằm ngăn chặn tác động của BĐKH đối với cuộc sống của trẻ em. Các đề xuất này gồm có lời kêu gọi chính phủ giúp các nước ưu tiên tiếp cận nước sạch cho trẻ em dễ bị tổn thương nhất so với nhu cầu cấp nước khác và để các cộng đồng đa dạng hóa nguồn nước.

"Chúng tôi muốn giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Đó là mục tiêu của chúng tôi. Nhưng chúng ta sẽ không thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em nếu không giải quyết các mối đe dọa về môi trường mà trẻ em phải đối mặt", Rees khẳng định.

BĐKH thường được cảm nhận qua sự thay đổi nước - cho dù đó là lũ lụt, mực nước biển dâng cao hay những hiện tượng khác và ảnh hưởng của BĐKH thường thấy ở trẻ em thông qua nước.

(Theo: baotainguyenmoitruong.vn)

Tin tức sự kiện

Nguồn nước ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, mức độ nguy hiểm của nó tỉ lệ thuận với người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ưng thư da.

Định nghĩa đơn giản nhất về độ cứng đó là độ cứng của nước là tổng Canxi và Magiê hòa tan trong nước.

“Sách uống được” (Drinkable Book) là một phát minh mới có thể cứu hàng triệu sinh mạng trên thế giới.

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ​​cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) và xung đột đang làm tăng nguy cơ trẻ em sống thiếu nước

Ngày Nước thế giới 2017 có chủ đề là “Nước thải” hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Các nhà nghiên cứu Đức và Pháp đã phát triển các công cụ cho các tiện ích về nước giúp họ phản ứng nhanh với các mầm bệnh hoặc các chất độc hại xuất hiện trong nước uống.

Bạn đã từng lo lắng về những vấn đề có thể xảy ra với sự ô nhiễm nước ngầm và nước mặt ở nơi bạn sống không?

Ngày nay, một trong những cách đáng chú ý nhất để nhận diện các nước phát triển chính là cách nhìn vào tình trạng nguồn nước của đất nước đó.

Sông Whanganui ở New Zealand được công nhận là một "thực thể sống", trở thành dòng sông đầu tiên trên thế giới hưởng những quyền lợi pháp lý như một con người.

Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại vật liệu giá rẻ nhưng có thể loại bỏ hiệu quả các chất cực độc có trong nước.

Nước là nhân tố tối cơ bản trên trái đất. Nó đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của con người và là lý do để chúng ta tồn tại.