Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho chiller - tháp giải nhiệt

    Hiện nay, thực trạng việc tiêu tốn quá nhiều nguồn năng lượng, chi phí vận hành và chi phí nhân công cho một nhà máy công nghiệp hay trường học, khách sạn, bệnh viện… là một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết đối với những nhà quản lý. Một trong những nguyên nhân lớn góp phần khiến cho những chi phí ấy tăng lên chính là nguồn nước sử dụng.

Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đề cập đến một khía cạnh của sự tiêu tốn năng lượng khi không có cách xử lý đúng đắn- Đó chính là nguồn nước cấp cho tháp giải nhiệt.

Như chúng ta đã biết, tháp giải nhiệt có chức năng là phương pháp giải nhiệt cho các thiết bị trong sản xuất công nghiệp, trong các nhà máy điện hay trong hệ thống điều hòa không khí… Nước được sử dụng để mang nhiệt từ các thiết bị sau đó thải vào không khí nhờ tháp giải nhiệt.

Và nguồn nước mà chúng ta cấp cho tháp giải nhiệt đó chính là nguy cơ chính dẫn tới sự tiêu hao năng lượng tiêu thụ, chi phí vận hành nhà máy cũng như tuổi thọ thiết bị sử dụng.

Với một nguồn nước bẩn, tháp giải nhiệt sẽ nhanh chóng đóng cáu cặn trên thành thiết bị, lâu ngày dẫn tới tắc đường ống giải nhiệt gây tiêu tốn điện năng, ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt và áp lực nước, tăng chi phí vệ sinh tẩy rửa, bảo dưỡng thiết bị.

Với một nguồn nước bẩn, tháp giải nhiệt sẽ nhanh chóng bị tảo, rong rêu, vi sinh vật đeo bám, làm giảm tốc độ dòng chảy và truyền nhiệt kém, thậm chí gây tắc nghẽn đường ống. Tảo cũng có thể gây ăn mòn đường ống và thành tháp giải nhiệt vì trong quá trình phát triển nó sẽ sản xuất ra oxy, dẫn tới phản ứng oxy hóa, làm gỉ sét đồ vật. Đồng thời, vi khuẩn cũng phát triển mạnh mẽ nhờ nước, nhiệt độ phù hợp và nguồn dinh dưỡng dồi dào từ tảo chết, vi khuẩn chết hay các chất rắn. Nấm mốc, vi sinh vật sinh ra trong tháp giải nhiệt nước sẽ dẫn tới mùi hôi khó chịu. Còn vi khuẩn sinh trưởng có thể gây rỗ, ăn mòn cục bộ, ăn mòn bề mặt trao đổi nhiệt và gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Một khi những vấn đề trên xảy ra, việc khắc phục là không thể tránh khỏi. Nhưng chắc chắn một điều, việc khắc phục này sẽ phải diễn ra thường xuyên và thường xuyên hơn nữa nếu chúng ta không xử lý dứt điểm nguyên nhân sâu xa dẫn tới cáu cặn, rong rêu, vi sinh vật – chính là nguồn nước.

Có nhiều cách để xử lý nguồn nước và một trong những cách cơ bản chính là việc sử dụng hóa chất duy trì xử lý nước cho tháp giải nhiệt.

Hiện nay, Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ môi trường Quốc Tế - INEET đã và đang là nhà phân phối độc quyền sản phẩm hóa chất chống cáu cặn - ăn mòn - rong rêu- vi sinh cho hệ thống lạnh hở và kín của hãng INDION - INDIA.

Với mong muốn mang lại những giá trị bền vững cho khách hàng, INEET sẽ khảo sát từng mong muốn và nhu cầu cụ thể, phối kết hợp với nhà cung cấp hóa chất, chúng tôi sẽ mang tới một phương án sử dụng hóa chất chi tiết, phù hợp nhất với tình hình sử dụng tháp giải nhiệt và đảm bảo những vấn đề về cáu cặn, rong rêu, vi sinh sẽ được kiểm soát triệt để và chủ động.

Hãy lựa chọn INEET để TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG - TỐI ƯU CHI PHÍ  !!!

Tin tức sự kiện

Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ môi trường Quốc Tế - INEET đã và đang là nhà phân phối độc quyền sản phẩm hóa chất chống cáu cặn - ăn mòn - rong rêu- vi sinh cho hệ thống lạnh hở và kín của hãng INDION - INDIA.

Theo Báo cáo Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 về “Báo cáo rủi ro toàn cầu”, trong những thập kỉ tới các cuộc khủng hoảng nước sẽ tăng cao.

Dung dịch vệ sinh lưới tản nhiệt Alkaline Coil Cleaner là sản phẩm thuộc tập đoàn hóa chất Lamshenghang - Singapore phát triển chuyên biệt cho việc bảo trì vệ sinh lưới tản nhiệt, dàn Coil.

Giảm lượng oxy hòa tan trong đại dương là nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu đã thấy rõ ở một số nơi trên thế giới và sẽ chóng lan rộng ra nhiều nơi trong những năm 2030-2040.

Bí kíp sẽ đưa đến cho bạn những cách xử lý nguồn nước khẩn cấp sau các trận bão lũ...

Trong tương lai, người dân ở dãy Himalaya sẽ phải đối mặt với lũ lụt, trong khi những người ở dãy Andes sẽ có những đợt khô hạn, hạn hán và ngày càng ít nước hơn. 

Vật liệu chứa nước dạng hình cầu có khả năng phân hủy sinh học, đảm bảo vệ sinh với chi phí sản xuất chỉ 1 xu/sản phẩm hứa hẹn sẽ thay thế hoàn hảo các chai nhựa hiện tại.

Tình trạng thiếu nước ở Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động làm ăn của các công ty, mà còn đe dọa cuộc sống của người dân ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này.