7 nguyên nhân lớn nhất đứng sau sự ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Bạn đã bao giờ thực sự chú tâm đến những thứ giống như thực phẩm bền vững và những thành phần có lợi cho sức khỏe?

Bạn có biết rằng nước mà bạn uống có thể độc hơn những thứ khác trong chính cuộc sống của bạn không?

Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề lớn cho tất cả mọi người trên thế giới. Một số nơi được nhận thấy có nguy cơ bị ô nhiễm hơn những vùng khác, nhưng nước ở mọi nơi bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm mang tính toàn cầu – điều xứng đáng để chúng ta quan tâm. Ở chủ đề này, bạn sẽ hiểu được sự ô nhiễm nguồn nước trên khắp thế giới. Bạn sẽ biết được 7 đất nước có mức độ ô nhiễm nặng nề nhất cũng như bất kể điều gì họ đang làm để tạo nên sự khác biệt.

Bây giờ, nếu như bạn đã sẵn sàng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và làm cách nào mà nó ảnh hưởng tới bạn.

Sự ô nhiễm nguồn nước trên thế giới hiện nay:

Sẽ chẳng có bí mật nào cả khi nói rằng sự ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề lớn. Mỗi người trên thế giới phải giải quyết vấn đề này theo một vài cách, vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ, nhưng có rất nhiều nơi mà sự ô nhiễm này lại tồi tệ hơn những nơi khác rất nhiều. Những loại ô nhiễm nguồn nước này mà các nước phát triển phải đối mặt lại khác với những gì diễn ra ở những nước đang phát triển, và sẽ rất quan trọng để hiểu về sự khác biệt giữa hai loại này trước khi bạn tìm hiểu nhiều hơn. Dưới đây là cả hai vấn đề được liệt kê để giúp bạn bắt đầu.

Ở những nước phát triển, sự ô nhiễm nguồn nước có ít nguồn thông thường giống như các nơi khác.

Phần lớn các nước phát triển có thể điểm ra nông nghiệp là thủ phạm lớn nhất đối với sự ô nhiễm nguồn nước tại địa phương. Ngành này cũng mang đến sự quá tải khủng khiếp đối với nguồn nước, bởi vậy nông nghiệp có tác động gấp đôi tới nước khiến sự sử dụng vượt mức cho phép quá lớn ở nhiều vùng. Thuốc trừ sâu và những hóa chất khác được sử dụng trong nông nghiệp là những chất ô nhiễm chính với cả nguồn nước ngầm và nước mặt, và chúng dẫn tới sự hình thành Nitrat trên bề mặt nước – có thể gây nên hiện tưởng tảo nở hoa.

Ở nhiều nước phát triển, các nhà máy là nguyên nhân lớn gây nên ô nhiễm nguồn nước. Những nhà máy này sản xuất, lưu trữ hoặc sử dụng hóa chất hay xả nước thải vào nguồn nước ngọt trong quá trình sản xuất, theo đó chúng sẽ làm nước bị nhiễm độc và cả môi trường xung quanh khu vực này cũng vậy. Bạn có thể nghĩ rằng việc xả nước thải ra vùng nước ngọt là một vấn đề cũ kỹ nhưng sự thực là nó còn tồn tại nhiều hơn thế, và không may thay điều này xảy rả ở hầu hết các nước phát triển ngay cả trong thời điểm hiện tại.

Những nước phát triển cũng chứng kiến rất nhiều sự ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nguồn phát thải khí nhiên liệu. Đặc biệt là ở những thành phố lớn nơi đông dân cư, dầu và nhiên liệu khiến cho nguồn nước thực sự bị ô nhiễm. Những chất này thường xuyên bị tràn hoặc rò rỉ, nhưng thậm chí khi những việc này không xảy ra thì những khí thải cũng phát ra ngoài không khí và lên tới những đám mây cho đến khi chúng biến thành những cơn mưa vào lòng đất và làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm. Nguồn nước bị ô nhiễm ở những nước phát triển có khác một chút so với những nước phát triển nhưng hậu quả cuối cùng thì cũng giống nhau cả thôi.

Quản lý chất thải là một trong những vấn đề lớn nhất của sự ô nhiễm nguồn nước tại các nước phát triển. Ở những khu vực nhỏ hơn như các thị trấn hay làng mạc với lượng dân cư ít hơn thì rất nhiều nước không có hệ thống nước thải chuyên dụng hay hệ thống tự hoại. Bởi vậy, những người sống ở khu vực đó chẳng có cách nào để loại bỏ chất thải của họ, nên nó thường xuyên làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và thậm chí cả nước mặt ở khu vực này. Điều này sẽ dẫn đến sự phát tán vi khuẩn, bệnh tật và ký sinh trùng.

Ở những đất nước này, nông nghiệp dường như cũng là một vấn đề nhưng theo những cách khác. Rất nhiều khu vực nông thôn không có vòi nước cấp và phầm lớn trong số họ dựa vào một nguồn nước duy nhất là nước mặt. Đôi khi, họ có thể có nước giếng khoan nhưng trừ khi việc đào giếng được thực hiện chuyên nghiệp thì việc khoan giếng có thể gây ra những tổn thất ô nhiễm nặng nề hơn. Như bạn thấy thì có sự khác nhau cơ bản trong việc ô nhiễm ở các quốc gia khác nhau, nhưng dù sao đi nữa thì khi sự việc ô nhiễm xảy ra, chúng ta đều phải đối mặt với nó.

7 nước bị ô nhiễm nguồn nước lớn nhất

Vậy việc ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra ở những nơi nào trên thế giới? Không cần biết bạn sống ở đâu, hãy nhớ rằng chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm này ở địa phương mình ở bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, ở một vài nước, việc ô nhiễm lại diễn ra tồi tệ hơn, vậy nên tùy thuộc vào nơi bạn sống, bạn sẽ có những vấn đề riêng biệt cần lo lắng. Ở phần này, bạn sẽ biết được bảy nước trong số những nước bị ô nhiễm nặng nề nhất. Bạn sẽ được giới thiệu về những thực tế đáng ngạc nhiên tại mỗi nước, và bạn cũng sẽ tìm ra những biến cố lớn nhất đối với sự ô nhiễm nguồn nước ở những khu vực này. Và nếu như có điều gì có thể làm để giúp cắt giảm sự ô nhiễm thì cũng sẽ được liệt kê ở phần này.

1. TRUNG QUỐC

Thực tế:

• Sông Trường Giang được biết đến như một con sông ô nhiễm nhất ở Trung Quốc, trong khi sông Hoàng Hà được biết đến là con sông bị khai thác quá mức. Dòng sông này trở nên khô ráo ở một vài khu vực và bị ô nhiễm nặng nề ở một vài nơi khác, đồng thời cũng không thể là môi trường sống của cá cũng như các loài động vật khác nữa. Sông Châu Giang bị nhiễm bẩn bởi dòng chảy công nghiệp và những chất thải từ các nhà máy xung quanh.

• Các làng nhỏ ở nông thôn Trung Quốc được cung cấp bởi các nguồn cung cấp nước mà các nhà máy xung quanh đổ nước thải và các hóa chất độc hại xuống nguồn nước ngầm. Những ngôi làng này đã chứng kiến sự tăng vọt đáng kể của những người bị nhiễm ung thư từ thời điểm đó.

• Một nghiên cứu năm 1999 chỉ ra rằng 700 triệu người Trung Quốc đã thường xuyên uống nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải con người và động vật. Con số này chiếm một nửa dân số tại thời điểm nghiên cứu và nước uống bị nhiễm bẩn tạo nên những con số khổng lồ về bệnh tật và sự nhiễm ký sinh trùng tại Trung Quốc.

Sự cố ô nhiễm.

• Năm 2010, một sự cố tràn dầu xảy ra tại biển Hoàng Hà Trung Quốc sau khi một đường ống bị phát nổ. 1500 tấn dầu thô đã tràn ra biển và gây ra sự tràn dầu trải dài 50 km2 đường biến. Điều này gây nên sự ô nhiễm nặng nề.

• Năm 2013, 16.000 con lợn chết được tìm thấy ở sông Hoàng Phố khiến cho nước bị nhiễm bệnh mạch vành ở lợn. Trong khi điều này không độc hại với con người nhưng lại làm cho các con lợn bị chết và tạo nên nỗi sợ hãi nếu như virus này lan rộng ra tới các trang trại lợn khác.

Những gì đã được thực hiện?

• Luật pháp: Đã có một vài bộ luật được ban hành tại Trung Quốc quy định về sự quản lý chất thải và xử lý nguồn nước cấp.

• Tiêu chuẩn chất lượng: Chính phủ Trung Quốc đưa ra một danh sách những tiêu chuẩn chất lượng nước khác nhau phụ thuộc và việc sử dụng nước. Nước mặt và nước ngầm được thiết kế với tiêu chuẩn khá cao.

• Việc thực thi cả hai quy định trên đều không được nghiêm khắc và các ngành công nghiệp vẫn tiếp tục xả nước thải vào nguồn nước ngọt một cách thường xuyên.

2. MỸ:

Thực tế:

• Thuốc trừ sâu là một trong những chất gây ô nhiễm lớn nhất tại Mỹ, cùng với các chất hóa học khác. Những hóa chất này có thể gây nên những vấn đề thần kinh, những hủy hoại về não bộ, những vấn đề về thận, gan và ung thư ở cả con người và động vật khi uống phải nước nhiễm bẩn.

• Một nghiên cứu năm 2010 bởi Nhóm công tác về môi trường đã tìm thấy Clo-6, các chất gây ung thư, hiện diện ở nước uống tại ít nhất 35 thành phố chính của Mỹ. Và một nghiên cứu năm 2016 từ Harvard đã tìm ra những hóa chất gây ung thư có mặt trong nước ở 33 bang.

Những sự cố ô nhiễm:

• Sự cố nhiễm bẩn nước tại Camp Lejeune đã xảy ra từ năm 1953 đến 1987 và đã làm nhiễm bẩn nước uống được sử dụng bởi những người lính hải quân trong nhiều thập kỷ qua. Một số lượng lớn người đã một lần sống ở khu vực này đã bị ung thư bởi những hóa chất này.

• Năm 2015, sự cố tràn nước thải tại khu mỏ Gold King đã xảy ra khi một cái nắp giữ nước thải bỗng nhiên bị vỡ và khiến những chất độc tràn ra ngoài cạnh khu vực Cement Creek. Tới nay nước vẫn bị ô nhiễm kim loại nặng.

• Tại Flint, Bang Michigan, một sự kiện ô nhiễm nguồn nước lan rộng vẫn đang diễn ra. Chì đang chậm rãi ngấm vào nguồn nước uống ở thị trấn này và làm ô nhiễm ống nước, nó vẫn tiếp tục xảy ra khiến các cư dân có nguy cơ nhiễm độc chì. Và cho tới nay thì nước ở khu vực này vẫn chưa được làm sạch.

Những gì đã được thực hiện?

• Đạo luật nước sạch có quy định về số lượng những chất ô nhiễm có thể hiện diện trong nướcr bất kỳ một địa điểm nào trên quốc gia. Nó bao gồm 91 chất ô nhiễm khác nhau, nhưng có tới hàng nghìn chất hiện hữu trong nước uống tại Mỹ.

• Luật về nước sạch là một phần cũ hơn của pháp luật đã cố gắng điều chỉnh những đánh giá về nước uống cũng như sự đầu tư về những kho chứa hóa chất và việc vận chuyển. Luật này khiến cho việc xả nước thải ra ngoài môi trường mà không xin phép là trái phép.

• Tất cả những đạo luật này đều rất khó thi hành và sẽ yêu cầu sự trừng phạt nghiêm khắc hơn khi luật này bị phá vỡ trong trường hợp bất cứ thay đổi nào có thể xảy ra.

3. ẤN ĐỘ

Thực tế

• Theo Tổ chức y tế thế giới, có 626 triệu người ở Ấn Độ có hành động thải rác bừa bãi, điều này góp phần một cách lớn lao trong việc làm ô nhiễm tất cả nguồn nước. Trong khi có nhiều bước đi trong việc hướng tới phát triển điều kiện vệ sinh ở Ấn Độ thì có rất nhiều nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động lại không được bảo trì tốt. Chính điều này là lý do khiến bệnh tật lan rộng.

• 97 triệu người ở Ấn Độ không được tiếp cận với nước uống sạch. Mọi người dân ở đây đang được tiếp cận nhiều hơn với các chương trình nước sạch, nhưng điều này sẽ phải mất một khoảng thời gian khá lớn.

Những sự cố ô nhiễm:

• Năm 1984, thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới xảy ra tại Bhopal. Sự cố khủng khiếp này đã xảy ra khi xuất hiện một số rò rỉ nhỏ tại nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide India Limited, và đỉnh điểm là một vụ rò rỉ khổng lồ khiến 500.000 người phơi nhiễm khí độc. Có trên 3.700 người đã chết, và trên 500.000 bị thương.

• Theo báo cáo vào năm 2009, nước ở vùng này bị ô nhiễm nặng bởi chất thải độc hại. Trong khi đó, đây là là khu vực cung cấp nước cho 50 cụm cư dân trong khu vực.

Những gì đã được thực hiện?

• Đạo luật về nước 1974 ( Ngăn chặn và điều khiển sự ô nhiễm) đã được thiết lập nhằm quy định về nguồn nước và hoạt động hướng tới việc bảo tồn và cung cấp nước uống sạch cho cư dân Ấn Độ. Đạo luật vẫn còn hiệu lực tới nay và lần sửa đổi mới nhất được thực hiện năm 2003.

• Với một tỷ lệ lớn việc đi vệ sinh lộ thiên ở Ấn Độ, đạo luật này không thể được thi hành trên quy mô rộng. Trong khi nó tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp thì nó lại không thể làm thay đổi thói quen của các cá nhân.

4. NHẬT BẢN

Thực tế

• Nước mặt tạo nên 70% nguồn nước uống ở Nhật Bản, đặc biệt là khi sự ô nhiễm nước ngầm tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, Clorine lại trở thành chất tồn tại nhiều nhất trong nguồn nước uống này.

• Sự ô xy hóa là một vấn đề lớn trong các khu vực nước kín trên cả nước. Điều này dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa và tác động tới môi trường cũng như ảnh hưởng độc hại tới con người. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng rất phổ biến.

Những sự cố ô nhiễm:

• Sự cố gần đây và được nhiều người biết đến nhất là ô nhiễm nguồn nước ỏ Nhật Bản liên quan tới thảm họa Fukushima. Vào năm 2013, hai năm sau thảm hạ, nước nhiễm phóng xạ vẫn tiếp tục bị rò rỉ vào khu vực biển xung quanh.

• Theo một báo cáo năm 2013, có trên 71.000 gallon nước bị nhiễm phóng xạ đã tràn vào biển. Tới nay, vào năm 2016, có nguồn tin rằng lượng nước nhiễm phóng xạ trên biển đã tới những bãi biển của Mỹ.

Những gì đã được thực hiện?

• Kế hoạch môi trường cơ bản tập trung vào một kế hoạch dành môi trường một cách tổng thể, bao gồm cả việc bảo vệ và bảo tồn nước, hướng tới tương lai. Kế hoạch là bố trí một vài vật để giúp làm sạch nước cấp và giữ cho môi trường đẹp và khỏe mạnh càng nhiều càng tốt.

• Luật quản lý ô nhiễm nước quy định các nhà máy, doanh nghiệp và các công ty với nỗ lực hết sức của họ sẽ quản lý việc xả thải tại nơi họ sống. Nó cũng phát triển xu hướng xử lý nước thải trên khắp cả nước.

5. ĐỨC

Thực tế

• Rất nhiều con sông ở Đức bị ô nhiễm. Trong suốt một nghiên cứu thực hiện năm 2015 đã xác định rằng hầu hết những con sông này không đáp ứng các tiêu chuẩn nước sạch. Có 257 hợp chất độc hại được tìm thấy tại các con sông ở Đức và rất nhiều chất tồn tại ở số lượng lớn.

• Mặc dù sông Ranh đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp và nỗ lực làm sạch trong những thập kỷ qua, theo dịch vụ cung cấp nước tại địa phương tại khu vực này, vi khuẩn E.coli vẫn có mặt trong nước. Điều này khiến những con sông này không còn an toàn để bơi hay uống nữa.

Những sự cố ô nhiễm:

• Ngoại ô của Bonn vào năm 2015, nước chứa kiềm bất ngờ được phát hiện trong nguồn nước uống cạnh một trạm bơm. Nước này gây ra phản ứng nhiễm độc với những người sử dụng.

• Tại một kho chứa hóa chất ở Thụy Sỹ năm 1986, một ngọn lửa dẫn tới những hóa chất độc hại đã phát ra ngoài vào cả không khí và nước ở sông Ranh. Nguồn nước này đi vào Đức qua sông Ranh và chuyển thành màu đỏ.

Những gì đã được thực hiện?

• Đạo luật liên bang về nước có hiệu lực từ năm 1957 và được sửa đổi năm 2002, cố gắng đánh giá chất lượng của nước trên toàn nước Đức và có những nỗ lực để làm sạch nguồn nước trong tương lai. Nó tập trung rộng vào nguồn nước uống và các loại nước khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

• Đạo luật về phí nước thải quy định loại và số lượng nước thải được phép xả ra ngoài môi trường và áp dụng với từng ngành công nghiệp khác nhau. Nó cũng bao gồm những khoản phí và điều khoản phạt nếu như phạm luật.

6. INDONESIA

Thực tế

• Nước tại Indonesia chiếm 6% nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang giảm dần ít nhất từ 15% đến 35% mỗi năm.

• 80% trong số 200 triệu người sống ở Indonesia không được tiếp cận với nguồn nước máy tính đến năm 2000. Và khoảng 60% những công dân này sử dụng nước sông để tắm và giặt giũ – góp phần vào vấn đề ô nhiễm.

Những sự cố ô nhiễm:

• Năm 2004, một nhà máy hóa chất ở Indonesia đã bị nổ và gây cháy, khiến cho Maleic anhydride bị xả ra ngoài không khí. Khu vực xung quanh nhà máy đã phải sơ tán nhưng vụ nổ đã kéo theo tới con số 70 người thương vong. Sau khi sự cố đó xảy ra, nước ở khu vực xung quanh nhà máy có mùi rất tồi tệ và gây ngứa cũng như phát ban khi tiếp xúc với nước.

• Vịnh Buyat được biết đến là khu xả thải chính cho Tập đoàn khai thác mỏ Newmont. Những người sống ở khu vực này phải chịu đựng những vấn đề sức khỏe rất lạ, nhưng công ty khai thác mỏ vẫn xả những vật liệu độc hại vào trong nước mà không có bất kỳ động thái nào.

Những gì đã được thực hiện?

• Chương trình Đánh giá và kiểm soát ô nhiễm khuyến khích các công ty vận hành những theo tiêu chí sạch hơn, an toàn hơn và tìm kiếm những cách thức thân thiện môi trường và bền vững.

• Chương trình làm sạch nước sông cũng khuyến khích các công ty đăng ký và tham gia kiểm tra những đánh giá và quản lý chất lượng nước định kỳ.

• Bộ phận quản lý tài nguyên thiên nhiên làm việc để cải thiện những tập quán nông nghiệp và hướng tới thay đổi những cách thức hiện đại và an toàn với môi trường hơn. Cơ quan này tìm cách bảo tồn các nguồn nước trên toàn quốc bằng việc ban hành nhiều chương trình khác nhau.

7. BRAZIL

Thực tế

• Brazil thải ra trên 161.000 tấn chất thải hàng ngày và 2/3 trong số rác thải khu vực đô thị phụ thuộc hoàn toàn vào các bãi rác. Những bãi rác này dẫn tới những chất độc hại ngấm sâu vào lòng đất với số lượng lớn và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm ở những khu vực xung quanh.

• Trên 800 tấn chất thải được thải ra ngoài Vịnh Guanabara mỗi ngày, bao gồm cả các chất thải nhiễm vi khuẩn, và ký sinh trùng. Và có tới 16 triệu người đang phụ thuộc vào nguồn nước ở vịnh này, trong đó có 4 triệu người không được tiếp cận với hệ thống nước thải.

Những sự cố ô nhiễm:

• Ba sự cố ô nhiễm nước lớn nhất tại Brazil đều xảy ra ở một địa điểm: Vịnh Guanabara. Những sự kiện này xảy ra năm 1975, 1997 và 2000. Sự cố tràn dầu tại Guanabara năm 2000 là tồi tệ nhất. Trong suốt lần tràn dầu này, có tới 1.3 triệu lít dầu đã ngấm vào nguồn nước và làm chết cá và động vật có vú sống dưới nước với số lượng lớn.

• Sự cố tràn dầu năm 2000 tại Vịnh Guanabara gây ra khiến cho ngành công nghiệp đánh bắt cá bị thiệt hại nặng dẫn tới những tổn thất lớn cho cả đất nước. Sự cố tràn này mang tới rất nhiều thay đổi đối với chính sách và luật pháp về ô nhiễm nguồn nước tại Brazil.

Những gì đã được thực hiện?

• Chính sách quốc gia về tài nguyên nước xác định rõ những hành động liên quan tới nước nào cần phải được thực hiện dưới sự đồng ý hoặc giấy phép từ cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó một vài hành động liên quan tới nước cũng bị cấm hoàn toàn và cho phép phạt bất kỳ người nào không tuân thủ luật lệ.

• Chính sách quốc gia về tài nguyên nước cũng quy định rằng bất kỳ một cá nhân hay một công ty nào gây ra sự cố ô nhiễm phải cải thiện sự cố theo một vài cách. Hoặc họ phải làm sạch một cách cơ học hoặc trả đủ tiền cho các đơn vị hợp lý làm thay công việc của mình.

KẾT LUẬN:

Bạn có ngạc nhiên về số lượng những sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra trên khắp thế giới không? Có thể bạn sẽ sốc một chút sau khi đọc những thông tin này, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta chưa mất tất cả. Mặc dù có cảm giác như mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với những sự cố này trong tương lai, nhưng hầu hết các quốc gia đều đang bắt đầu có những thay đổi trong việc đưa ra những quy tắc và quy định mang tiêu chí thân thiện với môi trường, phát triển bền vững và an toàn hơn. Mặc dù phải mất thời gian dài để có thể thực hiện được những điều này nhưng hãy luôn ghi nhớ trong đầu rằng chúng tồn tại và đang tạo ra những thay đổi tích cực từng ngày.

Nếu như bạn sống ở một nơi có nguồn nước ô nhiễm nhưng bạn cảm nhận được rằng điều đó chưa nhận được sự quan tâm đúng mực thì đừng quên rằng sẽ luôn có cách để bạn có thể thay đổi nên sự khác biệt. Hãy dũng cảm và nói chuyện với những người cơ quan công quyền tại nước bạn, thành phố hoặc địa phương nơi bạn sống. Hãy nói chuyện với bạn bè của bạn, gia đình, và hàng xóm của bạn, và cân nhắc về việc kiến nghị hay bất cứ điều gì bạn có thể sử dụng để cho chính quyền địa phương biết nước bạn nghiêm túc tới mức nào và những người xung quanh bạn biết tầm quan trọng của nước sạch. Nếu như mọi nỗ lực của bạn không thành công, thì hãy ra ngoài đó và làm sạch nguồn nước cho chính mình. Mặc dù bạn sẽ không thể làm bất kỳ điều gì như cung cấp hệ thống xử lý nước chứa hóa chất nhưng bạn có thể giúp cắt giảm số lượng chất thải và những mảnh vỡ xuống những dòng sông trên toàn thế giới hàng năm. Hãy thành lập những tổ chức vệ sinh hay tình nguyện tham gia một tổ chức phi lợi nhuận địa phương để giúp cải thiện chất lượng nước sạch ở nơi bạn sống.

Sẽ luôn có một điều gì đó khiến bạn trở nên hữu ích với môi trường. Đừng ngại tiếp cận và tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước cho dù nơi bạn sống là nơi nào đi nữa.

(Theo: Tham khảo- Dịch)

Tin tức sự kiện

Bạn có biết rằng cơ thể của con người có trung bình từ 55 đến 60 % là nước?

Bạn đã bao giờ thực sự chú tâm đến những thứ giống như thực phẩm bền vững và những thành phần có lợi cho sức khỏe?

Chuyên gia Celestino Odín Rodríguez Nava, thuộc Viện Bách khoa quốc gia Mexico (IPN) đã phát hiện nhiều loại nấm có khả năng làm sạch nước bị ô nhiễm bởi dược phẩm trong vòng 6 giờ.

Bạn đã bao giờ thực sự chú tâm đến những thứ giống như thực phẩm bền vững và những thành phần có lợi cho sức khỏe?